Ngành Y tế: Tổ chức thực hiện phong trào thi đua "Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” giai đoạn 2021-2025
Với mục đích phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị để thực hiện thắng lợi chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững; phát huy tinh thần đoàn kết, truyền thống tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau để các hộ nghèo có thêm động lực vươn lên thoát nghèo, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Ngành Y tế ban hành Kế hoạch số 128//KH-SYT ngày 27 háng 10 năm 2022 về Tổ chức thực hiện phong trào thi đua "Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” giai đoạn 2021-2025, tạo khí thế sôi nổi trong toàn Ngành tích cực tham gia công tác giảm nghèo, góp phần hoàn thành thắng lợi chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững; phấn đấu thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, hạn chế tái nghèo và hộ nghèo phát sinh, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu theo Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh. Tạo sự chuyển biến trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong toàn ngành về nhận thức, hành động, ý thức, trách nhiệm đối với công tác giảm nghèo góp phần bảo đảm an sinh xã hội, cải thiện đời sống, từng bước giảm hộ nghèo tiến tới không còn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh. Sở Y tế yêu cầu các đơn vị y tế trong Ngành phải coi công tác giảm nghèo là một nhiệm vụ thường xuyên, liên tục trong giai đoạn 2021-2015. Phong trào thi đua được triển khai sâu rộng tới toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; gắn với thực hiện phong trào thi đua “Chung sức xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu” giai đoạn 2021-2025. Kịp thời phát hiện, bồi dưỡng, nhân rộng các điển hình tiên tiến, các sáng kiến, kinh nghiệm, cách làm sáng tạo, hiệu quả trong thực hiện chính sách, chương trình giảm nghèo; biểu dương, tôn vinh, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong thực hiện phong trào thi đua.
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, các phòng, đơn vị trực thuộc thi đua thực hiện một số công việc như: tham mưu, triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách của Trung ương, của tỉnh về công tác giảm nghèo để có căn cứ triển khai việc hỗ trợ, giúp đỡ hộ nghèo được hiệu quả. Rà soát các cơ chế, chính sách hiện nay về công tác giảm nghèo, từ đó tham mưu cấp có thẩm quyền bổ sung, chỉnh sửa các nội dung, chính sách chưa phù hợp với thực tế để góp phần hỗ trợ, giúp đỡ người nghèo thiết thực, hiệu quả hơn. Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, công chức, viên chức, các đoàn viên, hội viên và nhân dân tích cực tham gia công tác giảm nghèo; tiếp tục triển khai Cuộc vận động “Vì người nghèo”, Tháng cao điểm “Vì người nghèo” hàng năm; xây dựng và nhân rộng các mô hình giảm nghèo hiệu quả. Giải pháp thực hiện các phòng thuộc Sở và đơn vị trực thuộc căn cứ vào đặc điểm tình hình, chức năng nhiệm vụ được giao để: Tổ chức triển khai thực hiện Phong trào thi đua, góp phần hoàn thành các mục tiêu đề ra. Cập nhật cơ chế, chính sách của Trung ương, của tỉnh để tham mưu kịp thời các cơ chế chính sách phù hợp với địa phương góp phần triển khai thực hiện công tác giảm nghèo có hiệu quả; Nâng cao vai trò của cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, nhất là vai trò trách nhiệm của người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Phong trào thi đua, trong đó tập trung chỉ đạo làm tốt công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của Phong trào thi đua; Tiếp tục hoàn thiện và triển khai thực hiện có hiệu quả các nhóm giải pháp hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội, dịch vụ trợ giúp pháp lý và hỗ trợ chính sách xã hội; Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc tổ chức thực hiện Phong trào thi đua; tổ chức sơ kết, tổng kết Phong trào thi đua. Kịp thời phát hiện, biểu dương, khen thưởng, đề nghị khen thưởng, tôn vinh các tập thể, cá nhân tiêu biểu, xuất sắc trong thực hiện Phong trào thi đua.
Đối tượng, tiêu chuẩn thi đua và hình thức khen thưởng là tập thể Văn phòng Sở, các phòng, ban và đơn vị trực thuộc. Cá nhân là cán bộ, công chức, viên chức trong toàn ngành. Đối với tập thể: tham mưu kịp thời, có chất lượng, đúng thời hạn các chính sách phù hợp với điều kiện của tỉnh của ngành giúp triển khai thực hiện chương trình giảm nghèo có hiệu quả. Chủ động, tích cực huy động nguồn lực, có nhiều sáng kiến, mô hình giảm nghèo bền vững giúp nhiều người nghèo tham gia lao động, phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống, nhiều hộ gia đình vươn lên thoát nghèo. Đối với cá nhân: cán bộ, công chức, viên chức, người lao động: Bám sát cơ sở, có sáng kiến trong việc xây dựng, tham mưu ban hành cơ chế, chính sách giảm nghèo; hướng dẫn, tham gia tổ chức thực hiện công tác giảm nghèo. Tích cực tham gia đóng góp công sức, trí tuệ, của cải vật chất hỗ trợ, giúp đỡ người nghèo trên địa bàn tỉnh. Hình thức khen thưởng căn cứ thành tích đạt được của các tập thể, cá nhân trong tổ chức thực hiện Phong trào thi đua, các cơ quan, đơn vị đề nghị cấp trên khen thưởng: Sở, Tỉnh, Trung ương.
Đối với các đơn vị thuộc, trực thuộc căn cứ kế hoạch này và điều kiện cụ thể để triển khai thực hiện phong trào thi bảo đảm nội dung, chất lượng và tiến độ thực hiện. Kịp thời phát hiện các nhân tố mới, cách làm hay gương điển hình trong phong trào thi đua để tuyên truyền và giới thiệu tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng. Trình cấp trên khen thưởng cho các tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong thực hiện phong trào thi đua vào dịp sơ kết, tổng kết phong trào hoặc để thúc đẩy việc thực hiện phong trào thi đua./.