• :
  • :
Trung tâm kiểm soát bệnh tật Thái Bình: Chuyên nghiệp - Tận tâm - Vì cộng đồng
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Thuốc - con dao hai lưỡiI

Thuốc sản phẩm có nguồn gốc từ động vật, thực vật, khoáng vật có thể tổng hợp bằng phương pháp hoá học hay sinh học. Thuốc được bào chế thành dạng thích hợp để dùng cho người nhằm phòng bệnh hoặc chữa bệnh, chẩn đoán bệnh, để điều chỉnh hoặc phục hồi chức năng sinh lý nào đó của con người. Thuốc là một loại hàng hoá đặc biệt, vì nó liên quan trực tiếp đến sức khoẻ, và nhiều khi cả đến tính mạng người bệnh

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc khác nhau, với những tên biệt dược trong nước, nước ngoài mà ngay cả đội ngũ bác sỹ, dược sỹ nếu không cập nhật thường xuyên thì cũng bị lạc hậu bởi các dược phẩm mới này. Mặt khác, nước ta chưa có quy chế quản lý chặt chẽ thuốc chữa bệnh, người dân có thể mua bất cứ loại thuốc gì (trừ thuốc độc gây nghiện) tại hiệu thuốc, không cần đơn của bác sỹ. Vì vậy, tình trạng lạm dụng thuốc, dùng thuốc không đúng dẫn đến tai biến khi dùng thuốc ngày càng nhiều. Phản ứng thuốc xảy ra nhẹ nhất là nổi mẩn phát ban, nặng có thể tử vong hoặc để lại di chứng suốt đời do tác dụng phụ của thuốc gây ra.

 

Phản ứng thuốc hay còn gọi là tác dụng phụ của thuốc, và hiện nay các nhà chuyên môn gọi là tác dụng không mong muốn của thuốc đều có thể hiểu như nhau. Phản ứng thuốc chúng ta thường chỉ quan tâm đến một vài loại thuốc như kháng sinh, sunfamit…như trên cơ sở khoa học và xét một cách nghiêm túc thì thuốc nào cũng gây phản ứng cho con người, tuỳ thuộc vào cách sử dụng và tình trạng sức khoẻ của từng người.

 

Ví dụ:

 

+ Uống Aspirin, vitamin C lúc đói gây kích ứng dạ dày

 

+ Tuổi già dùng các chế phẩm Corticoid làm cho loãng xương dễ gẫy

 

+ Trẻ dưới 7 tuổi dùng Tetraxiclin gây hỏng men răng.

 

Khi đang chữa trị một bệnh nếu thấy sự thay đổi về tình trạng sức khoẻ thì việc đầu tiên phải nghĩ đến là nguyên nhân do thuốc, sau đó mới tìm các nguyên nhân khác. Điển hình thường gặp các thay đổi sau:

 

+ Rối loạn thần kinh trung ương: do dùng các loại thuốc điều trị thần kinh, thuốc hạ huyết áp, thuốc hạ đường huyết…

 

+ Gây tai biến tại mắt: do dùng thuốc chống ký sinh trùng, chống lao, thuốc tim mạch, an thần, Corticoid.

 

+ Gây rối loạn tim mạch: tuy ít gặp nhưng nếu gặp thường xuất hiện nhanh, phải cấp cứu, gồm các thuốc lợi niệu.

 

+ Gây tai biến về đường hô hấp: xảy ra ở người điều trị lâu ngày một bệnh mạn tính, như nhiễm khuẩn tiết niệu, viêm khớp dạng thấp…Người bệnh đi khám vì khó thở gắng sức tăng lên, chụp Xquang mới phát hiện ra bệnh phổi…

 

+ Tai biến ở bộ máy tiêu hoá: Viêm thực quản do thuốc viêm tắc ở thực quản. Uống các thuốc gây kích ứng, một số loại thuốc kháng sinh gây rối loạn tiêu hoá buồn nôn gây giảm tiết dịch vị.

 

+ Tai biến trên gan: Khi dùng Paracetamol liều cao, Sunfamit có thể gây viêm gan cấp hoặc mãn tính, u hạt ở gan.

 

+ Tai biến trên thận: Thường các loại thuốc thuộc kháng sinh như nhóm Neomycin, Gentamycin, yếu tố nguy cơ là do dùng liều cao hoặc sử dụng kéo dài

 

+ Tai biến ở da: Nhẹ nhất là phát ban, nổi mề đay nặng hơn gây hoại tử biểu bì nhiễm độc. Thường xảy ra do dùng thuốc nhóm kháng sinh, Sunfamit có khi nhóm chống viêm không Steroid…v.v…

 

Ở nước ta chủ trương: “Sử dụng thuốc an toàn hợp lý” đã được Bộ Y tế phổ biến rộng rãi để mọi người tránh tình trạng lạm dụng thuốc, gây lãng phí tiền của, hao tổn sức khoẻ. Vì vậy, khi sử dụng thuốc chúng ta luôn luôn lưu ý “ thuốc là con dao hai lưỡi”./.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
CHUYÊN MỤC
LIÊN KẾT WEB