• :
  • :
CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỦA TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT TỈNH THÁI BÌNH
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Kế hoạch số 37/CĐYT của Công đoàn ngành Y tế Thái Bình: Thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí năm 2021

Thực hiện Kế hoạch số 112/KH-LĐLĐ ngày 24/3/2021 của Ban Thường vụ  Liên đoàn Lao động tỉnh về công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí năm 2021, ngày 25 tháng 3 năm 2021, Công đoàn ngành Y tế Thái Bình xây dựng Kế hoạch số 37/CĐYT về việc thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí năm 2021.

Việc xây dựng Kế hoạch nhằm mục đích: Thực hiện tốt nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn tỉnh Thái Bình về công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong năm 2021; phát huy ưu điểm, khắc phục những hạn chế trong công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí của tổ chức Công đoàn tỉnh. Tiếp tục thực hiện các nội dung, nhiệm vụ, giải pháp về công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí (PCTNLP); nâng cao ý thức trách nhiệm của đoàn viên, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; tạo chuyển biến tích cực và thống nhất về nhận thức của các cơ quan, đơn vị và cá nhân trong hệ thống Công đoàn tỉnh về công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí phù hợp với tình hình và nhiệm vụ mới.

          Kế hoạch tập trung triển khai các nội dung như sau:

          1. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến và vận động đoàn viên, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

                    2. Chủ động, tích cực tham gia xây dựng, phản biện xã hội nhằm góp phần hoàn thiện chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

          3. Chủ động nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, góp phần phòng chống TNLP.

          4. Tăng cường công tác kiểm tra quản lý sử dụng tài chính, tài sản và hoạt động kinh tế của công đoàn, kiểm tra công tác cán bộ của công đoàn.

          5. Tổ chức tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh, tố cáo về tham nhũng, lãng phí.

          6. Công đoàn cơ sở chủ động phối hợp với các cơ quan báo chí trong phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

          7. Đổi mới, nâng cao chất lượng tổ chức bộ máy, cán bộ và phương thức hoạt động của tổ chức công đoàn, để thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

          8. Thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong Công đoàn ngành.

          Một số giải pháp mà Kế hoạch đề ra là:

  1. Chỉ đạo thực hiện nghiêm túc về tổ chức, cán bộ kiểm tra và hoạt động kiểm tra, giám sát đảm bảo đúng quy định Điều lệ Công đoàn Việt Nam, Nghị quyết số 6b/NQ-TLĐ của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động ủy ban kiểm tra công đoàn.
  2. Tiếp tục đổi mới phương pháp hoạt động ủy ban kiểm tra, tăng cường số lượng và nâng cao chất lượng các cuộc kiểm tra, giám sát; chú trọng kiểm tra, giám sát trong việc công khai tài chính công đoàn.
  3. Tăng cường công tác giám sát, theo dõi giải quyết khiếu nại, tố cáo của đoàn viên, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.

          4. Chủ động ngăn ngừa, phát hiện và kiểm tra kịp thời khi có dấu hiệu vi phạm, nhất là vi phạm trong quản lý, sử dụng tài chính công đoàn và công tác cán bộ của công đoàn.

          5. Nghiêm túc thực hiện đúng quy định của Nhà nước và Tổng Liên đoàn về xử lý kỷ luật và tổ chức thực hiện việc xử lý kỷ luật đối với tập thể, cá nhân có vi phạm kỷ luật.

          Về công tác tổ chức thực hiện:

          Đối với Công đoàn Ngành Y tế: Xây dựng kế hoạch thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí năm 2021. Tổ chức tuyên tuyền, quán triệt các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước và Chương trình, Kế hoạch của Liên đoàn Lao động tỉnh về công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí đến các công đoàn cơ sở trực thuộc. Phối hợp với các tổ chức thành viên tiến hành các hoạt động giám sát và phản biện xã hội theo quy định của pháp luật nhằm phòng ngừa, ngăn chặn và đấu tranh với các hành vi tham nhũng, lãng phí. Phối hợp với các cơ quan hữu quan tuyên truyền vận động cán bộ, đoàn viên, nhà giáo, người lao động tham gia phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

Đối với Công đoàn sơ sở: Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, chủ động triển khai nghiêm túc, có hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Kịp thời phản ánh về các hành vi, vụ việc có dấu hiệu tham nhũng, lãng phí; trực tiếp phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn các biểu hiện tham nhũng, lãng phí ở đơn vị.


Tác giả: Nguyễn Hiệu
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết