• :
  • :
CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỦA TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT TỈNH THÁI BÌNH
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Thái Bình: Kiểm tra Tháng An toàn thực phẩm 2023 và phòng ngộ độc thực phẩm do Botulinum

Thực hiện Kế hoạch của Ban chỉ đạo liên ngành an toàn thực phẩm (ATTP) tỉnh về triển khai Tháng hành động vì ATTP từ ngày 15/4 đến ngày 15/5/2023, Sở Y tế thành lập đoàn kiểm tra liên ngành gồm đại diện Sở Y tế, Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Cục Quản lí thị trường tỉnh Thái Bình kiểm tra công tác quản lý nhà nước tại các huyện, thành phố và việc chấp hành quy định của pháp luật tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Công tác kiểm tra sẽ được thực hiện tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống trên địa bàn 04 huyện Vũ Thư, Kiến Xương, Tiền Hải, Thái Thụy, thời gian từ ngày 25/4 đến ngày 15/5/2023.

Thời gian gần đây, nước ta xảy ra nhiều vụ ngộ độc liên quan đến Botulinum. Botulinum là một chất độc nguy hiểm tác động lên các dây thần kinh, nó được vi khuẩn Clostridium Botulinum (C. botulinum) sản sinh ra trong quá trình phát triển (nhân đôi hay sinh bào tử). Khi có điều kiện thuận lợi là môi trường yếm khí thì các bào tử này sẽ hoạt động, sinh sản, phát triển và tạo ra Botulinum.

Trung bình từ 12-36 giờ hay vài ngày sau khi khi ăn phải các loại thức ăn bị nhiễm khuẩn này, con người sẽ bị ngộ độc Botulinum. Các triệu chứng ngộ độc xuất hiện chậm hay nhanh tùy thuộc vào lượng Botulinum mà bệnh nhân ăn phải gồm: Đau bụng, đau cơ, mệt mỏi, nhìn mờ hay nhìn đôi, khô miệng, nói khó, nuốt khó, sụp mi mắt, yếu cơ toàn thân. Sau cùng, bệnh nhân khó thở, không thở được do liệt các cơ hô hấp dẫn tới tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Tổ chức Y tế Thế giới cảnh báo 04 nhóm thực phẩm dễ gây ngộ độc Botulinum bao gồm:

Một là, đồ hộp, đóng gói sẵn,  là nhóm sản phẩm do đặc điểm về môi trường kỵ khí và sinh bào tử, lại dễ lây nhiễm qua quá trình sản xuất, vận chuyển, bảo quản nên độc tố Botulinum rất dễ tồn tại trong các loại đồ ăn đóng hộp, đóng túi kín, nhất là thịt, sữa hộp, pho-mát, hải sản…

Hai là, các sản phẩm thịt chế biến sẵn: các loại thịt chế biến sẵn được xem là một trong những môi trường lý tưởng hàng đầu để vi khuẩn Botulinum phát triển và gây hại cho con người.

Ba là, các loại rau củ lên men như dưa muối, cà muối, kim chi...là thức ăn dễ khiến độc tố Botulinum xâm nhập và gây hại cho con người.

Bốn là, các thực phẩm không được nấu chín trước khi ăn hoặc nấu chín nhưng để lâu dẫn đến bị ôi, thiu cũng có thể gây ngộ độc.

Để tránh ngộ độc Botulinum, Bộ Y tế khuyến cáo mọi người: Cần giữ gìn vệ sinh thực phẩm, ăn những loại thức ăn đã được nấu chín; tránh ăn những thức ăn đóng hộp làm bằng tay mà không có công nghệ tiệt trùng. Khi bị các vết thương ngoài da, cần rửa sạch, sát khuẩn vết thương và điều trị khỏi hẳn vết thương.


Tác giả: BS Trần Thị Hương
Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
CHUYÊN MỤC
LIÊN KẾT WEB