• :
  • :
CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỦA TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT TỈNH THÁI BÌNH
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Mục tiêu đến hết quý I/2022, trên 70% dân số Việt Nam được tiêm vắc xin phòng COVID-19

Ngày 16/7/2021, Bộ Y tế ban hành Kế hoạch số 1063/KH-BYT về truyền thông Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 năm 2021 – 2022.

Thời gian thực hiện bắt đầu từ tháng 7/2021 đến tháng 4/2022, kế hoạch nhằm tuyên truyền Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 26/02/2021 của Chính phủ về ngày 26/02/2021 về mua và sử dụng vắc xin phòng COVID-19, các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với công tác tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19; truyền thông những nỗ lực của Chính phủ, Bộ Y tế, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong đàm phán, mua và cung ứng vắc xin phòng COVID-19 về Việt Nam, đáp ứng nhu cầu sử dụng vắc xin của Chiến dịch, hướng tới mục tiêu trên 70% dân số Việt Nam được tiêm vắc xin phòng COVID-19 đến hết quý I/2022, đạt được miễn dịch cộng đồng, đưa cuộc sống trở lại bình thường; vận động người dân ủng hộ công tác tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 theo tinh thần “Tiêm vắc xin phòng COVID-19 là quyền lợi đối với cá nhân, là trách nhiệm đối với cộng đồng”; vận động người dân đi tiêm chủng khi đến lượt; vận động người dân sử dụng ứng dụng “Sổ sức khỏe điện tử” để quản lý hoạt động tiêm chủng cá nhân; vận động người dân, các tổ chức, doanh nghiệp đóng góp ủng hộ Quỹ vaccine phòng COVID-19 Việt Nam.

Kế hoạch tập trung triển khai các hoạt động truyền thông cho Chiến dịch tiêm, cụ thể như sau:

1. Truyền thông chủ trương, chính sách của Đảng, chính sách pháp luật của Chính phủ, Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, Ủy ban nhân dân các cấp về công tác tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19, chú trọng truyền thông về Nghị quyết 21/NQ-CP ngày 26/02/2021 của Chính phủ về mua và sử dụng vắc xin phòng COVID-19.

2. Truyền thông vận động người dân ủng hộ công tác tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 theo tinh thần “Tiêm vắc xin phòng COVID-19 là quyền lợi đối với cá nhân, là trách nhiệm đối với cộng đồng”; vận động người dân sử dụng ứng dụng “Sổ sức khỏe điện tử” để quản lý hoạt động tiêm chủng cá nhân;vận động người dân đi tiêm chủng khi đến lượt; vận động người dân, các tổ chức, doanh nghiệp đóng góp ủng hộ Quỹ vắc xin phòng COVID-19 Việt Nam.

3. Truyền thông về những nỗ lực của Chính phủ, Bộ Y tế, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong đàm phán, mua và cung ứng vắc xin phòng COVID-19 về Việt Nam, đáp ứng nhu cầu sử dụng vắc xin của Chiến dịch, hướng tới tiêm chủng cho trên 70% dân số Việt Nam đến hết quý I năm, đạt được miễn dịch cộng đồng, đưa cuộc sống trở lại bình thường.

4. Truyền thông về hiệu quả của tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 trong phòng, chống dịch COVID-19, nhằm đạt được miễn dịch cộng đồng, đưa cuộc sống trở lại bình thường:

– Triển khai Chiến dịch tại Trung ương, địa phương: phát động, thực hiện chiến dịch, các kết quả đạt được, sự phối hợp liên ngành, phối hợp của Trung ương và địa phương để vận động người dân tham gia, ủng hộ chiến dịch và đitiêm chủng khi đến lượt;

– Truyền thông về công tác cung ứng vắc xin cho Chiến dịch, đảm bảo an toàn tiêm chủng, ứng dụng công nghệ thông tin quản lý tiêm chủng và các hoạt động khác của Chiến dịch;

– Truyền thông vận động người dân sử dụng ứng dụng “Sổ sức khỏe điện tử” để quản lý hoạt động tiêm chủng cá nhân; các thông điệp, khuyến cáo đến người dân và cộng đồng về tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 an toàn, theo dõi các phản ứng thông thường sau tiêm chủng, theo dõi và xử lý kịp thời các phản ứng nặng, nghiêm trọng sau tiêm vắc xin; khuyến cáo thực hiện Thông điệp 5K cùng với quá trình triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19;

 – Truyền thông về các loại vắc xin phòng COVID-19 sử dụng trong Chiến dịch tiêm chủng; hiệu quả phòng chống bệnh COVID-19, liệu trình tiêm, các khuyến cáo về đối tượng tiêm và theo dõi phản ứng sau tiêm chủng của từng loại vắc xin;

– Truyền thông về sự phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp, tổ chức… trong triển khai Chiến dịch, kết quả tiêm chủng trên toàn quốc, tại các địa phương.

5. Truyền thông về những nỗ lực, tạo điều kiện để các loại vắc xin đang được nghiên cứu, thử nghiệm tại Việt Nam sớm được sản xuất và phê duyệt nhằm phục vụ nhu cầu tiêm chủng trong nước; cũng như đẩy nhanh việc tiếp nhận chuyển giao công nghệ, kỹ thuật để sản xuất vắc xin nước ngoài tại Việt Nam, góp phần tạo nên an ninh vắc xin phòng COVID-19 cho Việt Nam.

6. Nâng cao năng lực truyền thông tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho các cơ quan báo chí, các cán bộ y tế và các lực lượng tham gia Chiến dịch tiêm chủng: tổ chức đào tạo, tập huấn; xây dựng và cung cấp các tài liệu truyền thông, các hướng dẫn chuyên môn dành cho cán bộ y tế, cán bộ tiêm chủng.

7. Phát hiện, nêu gương những cá nhân điển hình trong thực hiện chiến dịch tiêm chủng an toàn, đạt hiệu quả cao. 

8. Hình thức truyền thông và địa chỉ truy cập tài liệu truyền thông

- Truyền thông qua tin nhắn SMS phù hợp tiến độ triển khai Chiến dịch đến các thuê bao để khuyến khích người dân tham gia tiêm chủng an toàn.

- Cung cấp thông tin lồng ghép với tư vấn cho người dân về tiêm chủng COVID-19 qua đường dây nóng của Bộ Y tế và của Sở Y tế.

- Cung cấp thông tin về Cổng công khai thông tin tiêm chủng tại địa chỉ:   https://tiemchungcovid19.gov.vn

- Tải tài liệu truyền thông tại đường link:

+ Tài liệu truyền thông vắc xin phòng COVID-19: https://ldrv.ms/u/s!Amm0pPafk61grRw2dJqjAsJoGsYyQ?e=EyOUnx

+ Tài liệu truyền thông thông điệp 5 K:

https://ldrv.ms/u/s!Amm0pPafk61gcEtcP160Tu-9ukXAQ?e=t3qXYz


Tác giả: Hoàng Thía
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết