• :
  • :
Trung tâm kiểm soát bệnh tật Thái Bình: Chuyên nghiệp - Tận tâm - Vì cộng đồng
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Quyết định số 4531/QĐ-BYT của Bộ Y tế ngày 24/9/2021 ban hành Kế hoạch phòng, chống bệnh Viêm gan vi rút tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025

Theo kết quả mô hình ước tính gánh nặng bệnh tật do vi rút Viêm gan B và C được Bộ Y tế và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thực hiện năm 2017, ước tính có khoảng 7,8 triệu người nhiễm vi rút VGB mãn tính và khoảng gần 01 triệu người nhiễm vi rút VGC mãn tính. Đây là nguyên nhân dẫn đến khoảng 80.000 trường hợp xơ gan và ung thư biểu mô tế bào gan và khoảng 40.000 trường hợp tử vong hàng năm và có xu hướng tiếp tục gia tăng.

Theo báo cáo của WHO năm 2021, trên toàn cầu có khoảng 296 triệu người nhiễm vi rút Viêm gan B mạn tính và 58 triệu người nhiễm vi rút Viêm gan C mạn tính. Ước tính mỗi năm có 03 triệu ca nhiễm mới Viêm gan B (VGB)  và Viêm gan C 84 (VGC). Mỗi năm, trên Thế giới có khoảng 1,1 triệu trường hợp tử vong có liên quan đến bệnh Viêm gan vi rút trong đó có 96% là do VGB và VGC mà nguyên nhân chủ yếu là do ung thư biểu mô tế bào gan và xơ gan. Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ nhiễm vi rút VGB và vi rút VGC cao trong quần thể dân cư nói chung và có gánh nặng bệnh tật cao liên quan đến Viêm gan B và C.

Bệnh Viêm gan vi rút là bệnh truyền nhiễm phổ biến gây hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe do các biến chứng của Viêm gan vi rút. Có 5 loại vi rút Viêm gan, trong đó vi rút Viêm gan B và C lây truyền qua đường máu, qua quan hệ tình dục không an toàn và lây truyền từ mẹ sang con. Vi rút Viêm gan D chỉ lây truyền khi có mặt vi rút viêm gan B và có đường lây truyền tương tự như vi rút Viêm gan B. Vi rút Viêm gan A và E lây truyền qua đường phân - miệng do thức ăn, nước uống và thực hành vệ sinh không đầy đủ. Trong các loại vi rút Viêm gan, vi rút Viêm gan B và vi rút Viêm gan C thường gây bệnh mạn tính và có các biến chứng xơ gan, ung thư gan gây tử vong cao.

Bệnh Viêm gan vi rút B có thể phòng ngừa được nếu sử dụng vắc xin sớm và đúng quy định. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo tất cả trẻ em cần được tiêm phòng vắc xin Viêm gan B. Đối với khu vực có tỷ lệ nhiễm vi rút Viêm gan B cao, trẻ em cần được tiêm vắc xin sớm trong vòng 24 giờ sau khi sinh và tiêm các liều sau đó theo đúng lịch tiêm chủng. Với Viêm gan vi rút C, hiện nay chưa có vắc xin phòng bệnh nhưng với các phác đồ điều trị hiện có, bệnh Viêm gan C có thể được chữa khỏi hoàn toàn. Các phác đồ sử dụng thuốc kháng vi rút trực tiếp (Direct Acting Antivirals - DAAs) thế hệ mới được sử dụng đơn giản với thời gian điều trị ngắn, ít độc tính và có tỷ lệ điều trị khỏi trên 95%, đặc biệt có một số loại thuốc có tác dụng với tất cả các kiểu gen.Tuy nhiên, việc tiếp cận với các thuốc này vẫn còn thấp do chi phí chẩn đoán và điều trị còn cao.

Kế hoạch Quốc gia về phòng chống bệnh Viêm gan vi rút giai đoạn 2015-2019 được Bộ Y tế ban hành tại Quyết định số 793/QĐ-BYT ngày 05/3/2015 với mục tiêu chung là giảm lây truyền vi rút Viêm gan và tăng khả năng tiếp cận của người dân với các dịch vụ dự phòng, chẩn đoán, điều trị và chăm sóc bệnh Viêm gan vi rút. Các mục tiêu cụ thể của Kế hoạch này tập trung vào 04 nội dung chính, bao gồm: Tăng cường các hoạt động tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức và sự ủng hộ của người dân, cán bộ y tế, chính quyền các cấp, các tổ chức trong nước và quốc tế đối với công tác phòng chống bệnh Viêm gan vi rút; Tăng cường công tác dự phòng lây nhiễm vi rút Viêm gan, đặc biệt là VGB, VGC và dự phòng lây truyền VGB từ mẹ sang con; Nâng cao năng lực hệ thống giám sát, thu thập số liệu để cung cấp bằng chứng cho việc xây dựng chính sách và can thiệp nhằm hạn chế sự lây lan của vi rút Viêm gan trong cộng đồng và tại các cơ sở y tế; Nâng cao năng lực trong sàng lọc, chẩn đoán và điều trị bệnh nhân Viêm gan vi rút và mở rộng tiếp cận với các dịch vụ chẩn đoán và điều trị bệnh Viêm gan vi rút đặc biệt là Viêm gan vi rút B và C. Kế hoạch Quốc gia về phòng chống bệnh Viêm gan vi rút giai đoạn 2015-2019 đã đạt được những kết quả khả quan. Hầu hết người dân đã biết và hiểu về bệnh Viêm gan và đã thực hiện các biện pháp phòng chống, can thiệp giảm tác hại Viêm gan A,B,C như tiêm chủng phòng viêm gan, xét nghiệm sàng lọc, ®­îc chẩn đoán vµ ®iÒu trÞ viêm gan vi rút,…

Giai đoạn 2021-2025, c¨n cø đánh giá cña Bộ Y tế thực trạng gánh nặng bệnh tật và các hoạt động phòng chống Viêm gan vi rút tại Việt Nam giai đoạn 2016-2018, trên cơ sở pháp lý của các v¨n b¶n quy phạm pháp luật nh­:  Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm, Luật phòng, chống HIV/AIDS, Luật khám, chữa bệnh, Luật BHYT,  Luật  Dược..., Bộ Y tế đã ban hµnh QuyÕt ®Þnh sè 4531/Q§-BYT ngµy 24/9/2021 vÒ  Kế hoạch phòng chống bệnh Viêm gan vi rút giai đoạn 2021-2021 và tầm nhìn đến năm 2030.

Kế hoạch phòng chống  Viêm gan vi rút giai đoạn 2021-2025 nhằm tiếp tục tăng cường sự chỉ đạo điều hành và triển khai hiệu quả các hoạt động phòng, chống bệnh Viêm gan vi rút. Mục tiêu giai đoạn 2021-2025 giảm lây truyền vi rút Viêm gan, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do Viêm gan vi rút, bản Kế hoạch ghi rõ các lĩnh vực ưu tiên và hoạt động cụ thể như: dự phòng lây nhiễm, phòng lây truyền vi rút Viêm gan B từ mẹ sang con, kiểm soát nhiễm khuẩn trong cơ sở y tế, can thiệp giảm tác hại, truyền thông nâng cao nhận thức xã hội và vận động chính sách về Viêm gan vi rút cùng hệ thống thông tin chiến lược như: giám sát thu thập số liệu, nghiên cứu khoa học, tăng cường mở rộng dịch vụ xét nghiệm vi rút Viêm gan B, C đồng thời tăng cường tiếp cận dịch vụ điều trị Viêm gan B và sử dụng thuốc kháng vi rút trực tiếp DAAs trong điều trị Viêm gan C. Môc tiªu ®Õn năm 2030 tiến tới loại trừ Viêm gan vi rút để không còn là mối đe dọa đối với sức khỏe cộng đồng.

Kế hoạch phòng chống Viêm gan vi rút giai đoạn 2021-2025 cÇn được triển khai đồng bộ xuống tận tuyÕn c¬ së ®Ó n©ng cao nhËn thøc cña mäi tÇng líp nh©n d©n. Mäi ng­êi d©n cÇn cã chÕ ®é ¨n uèng, nghØ ng¬i, thÓ thao hîp lý, kh«ng hót thuèc l¸, kh«ng l¹m dông r­îu bia, kh¸m søc kháe vµ xÐt nghiÖm ®Þnh kú ®Ó ph¸t hiÖn sím c¸c tr­êng hîp m¾c viªm gan, tiªm phßng v¾c xin viªm gan ... nh»m bảo vệ, chăm sóc và n©ng cao søc kháe nh©n d©n./.


Tác giả: Thanh Tâm
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết