• :
  • :
Trung tâm kiểm soát bệnh tật Thái Bình: Chuyên nghiệp - Tận tâm - Vì cộng đồng
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tăng cường phòng chống HIV/AIDS trong bối cảnh đại dịch Covid-19

Tháng  Hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS  đã chính thức được Uỷ ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống ma tuý, mại dâm (UBQG) phát động từ năm 2008 và từ  đó đến nay UBQG đã lấy từ ngày 10/11 đến 10/12  hằng năm là Tháng Hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS của Việt Nam.

Năm 2021, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tiếp tục diễn ra rất phức tạp,

dịch Covid-19 cũng đã và đang có những tác động to lớn đến mọi mặt đời sống

xã hội trên thế giới cũng như Việt Nam, bao gồm cả chương trình phòng, chống

HIV/AIDS. Theo báo cáo của các địa phương, dịch HIV/AIDS trong 9 thángđầu năm 2021 tiếp tục diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng so với 9 tháng đầu năm 2020 tại nhiều địa phương. Đường lây truyền HIV cũng có sự thay đổi, nhiễm HIV tăng nhanh trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM). Ngày 25 tháng 10 năm 2021, Bộ Y tế ban hành Công văn số 9033/BYT-AIDS về Triển khai tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2021.

Mục tiêu của Tháng  Hành động nhằm  tăng cường sự quan tâm của toàn xã hội đến công tác phòng, chốngHIV/AIDS nhất là trong bối cảnh dịch Covid-19để tiếp tục tiến tới mục tiêuchấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030. Đẩy mạnh các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, đảm bảo mọi người được tiếp cận các dịch vụ thiết yếu trong dự phòng, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS một cách liên tục, đặc biệt là các dịch vụ điều trị cho người nhiễm HIV bằng thuốc ARV và điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone. Với mục tiêu này, tháng Hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2021, Việt Nam chọn chủ đề “Tăng cường phòng, chống HIV/AIDS trong bối cảnh đại dịch Covid-19.”

Các hoạt động chủ yếu trong Tháng Hành động gồm: Ban hành văn bản hướng dẫn chỉ đạo. Đẩy mạnh triển khai các hoạt động truyền thông đại chúng và truyền thông qua mạng xã hội. Nội dung truyền thông tập trung chú trọng vào các nội dung như: tình hình dịch HIV/AIDS ở Việt Nam hiện nay. Các quy phạm pháp luật và cá quy định mới liên quan đến phòng, chống HIV/AIDS. Tư vấn và xét nghiệm, điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone. Điều trị HIV bằng thuốc kháng virut. Bên cạnh đó, tổ chức cung cấp thông tin cho các phóng viên báo chí, cộng tác viên về phòng, chống HIV/AIDS. Tổ chức các sự kiện, hội nghị, hội thảo chuyên môn và khoa học về HIV/AIDS theo hình thức trực tuyến hoặc trực tuyến kết hợp với trực tiếp. Triển khai thực hiện các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS khác.

Các cấp, ngành liên quan cùng phối hợp thực hiện và vận động toàn dân tham gia, đặc biệt những người nhiễm HIV/AIDS tích cực hưởng ứng, tuân thủ các quy trình về điều trị, tư vấn của chuyên môn để đạt hiệu quả cao nhất. /.


Tác giả: Thanh Tâm
Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết