Thái Bình: Ghi nhận 72 ca F0 mới trong ngày 22/12
Trong 24h qua, toàn tỉnh xét nghiệm 204 mẫu (171 PCR, 33 mẫu test nhanh), ghi nhận 72 ca F0 mới tại 08 huyện, thành phố, trong đó có 16 ca cộng đồng, số còn lại trong Khu cách ly tập trung.
Các ca cộng đồng được ghi nhận tại huyện Kiến Xương 10 ca (Tây Sơn 01 ca, Quang Bình 01, Vũ Ninh 02, Vũ Lễ 05 và Vũ Trung 01 ca); Đông Hưng 04 ca (Mê Linh 03 ca, Đông Cường 01 ca); Tiền Hải 01 ca (Nam Thanh); Thái Thụy 01 ca (Thị trấn Diêm Điền).
56 ca trong Khu cách ly tập trung gồm: Kiến Xương 09 ca, Vũ Thư 13 ca, Đông Hưng 10 ca, Quỳnh Phụ 08 ca, Tiền hải 01 ca, Thành phố 06 ca, Thái Thụy 06 ca và Hưng Hà 03 ca.
Các ca mắc mới đã và đang xác định, kiểm soát chặt chẽ nguồn lây, tổ chức điều trị, truy vết, cách ly theo đúng quy định.
Như vậy, đến nay Thái Bình đã ghi nhận 2.076 ca mắc Covid-19 mới tính từ đợt dịch cao điểm ngày 10/11/2021.
Hôm nay, có 28 bệnh nhân ra viện, trong đó Bệnh viện Dã chiến tại KTX Đại học Thái Bình có 20 bệnh nhân, Bệnh viện Phổi 05 bệnh nhân, Bệnh viện Đa khoa tỉnh 02, Bệnh viện Nhi 01 bệnh nhân. Như vậy tổng số bệnh nhân được xuất viện từ ngày 10/11 đến nay là 1.533 bệnh nhân.
Về công tác tiêm chủng, đến nay, tỉnh Thái Bình đã thực hiện được 2.290.882 mũi tiêm đảm bảo an toàn, đúng quy định, trong đó: 2.147.668 mũi cho người từ 18 tuổi trở lên; 143.214 mũi cho trẻ em 12-17 tuổi; số trẻ từ 12-17 tiêm đủ 2 mũi vắc xin: 279; số người từ 18 tuổi trở lên đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin là 966.497 người (đạt 77,63%); 1.210.188 người từ 18 tuổi trở lên đã tiêm ít nhất 1 mũi vắc xin (đạt 97,23%); số người tiêm đủ 3 mũi vắc xin Abdala là 86.469 người; số người được tiêm mũi thứ 3 bổ sung là 724 người.
Trước tình hình số ca mắc Covid-19, Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành phố triển khai mạnh mẽ, toàn diện "Chiến dịch bảo vệ đối tượng nguy cơ" bằng các biện pháp: rà soát các đối tượng chưa được tiêm đủ vắc xin phòng Covid-19, đặc biệt chú trọng các đối tượng nguy cơ cao và rất cao (người trên 50 tuổi, người có bệnh nền, suy giảm miễn dịch..) để tiêm đầy đủ vaccine ngay cho đủ liều và phòng chống lây nhiễm cho đối tượng nguy cơ.
Cập nhật và áp dụng các hướng dẫn điều trị. Tăng cường theo dõi tình trạng người bệnh để tiên lượng sớm, kịp thời phát hiện các dấu hiệu tăng nặng. Quan tâm cung cấp dinh dưỡng, nước uống... đầy đủ cho người bệnh. Tăng cường kết nối, hội chẩn, tư vấn điều trị từ xa. Sở Y tế và các bệnh viện tầng 3 điều phối hoạt động chuyển tuyến giữa các cơ sở điều trị; chỉ đạo, tư vấn, hỗ trợ chuyên môn cho các bệnh viện tuyến dưới.
Các địa phương bố trí mỗi bệnh viện điều trị Covid-19 có ít nhất "2 tầng điều trị" để thuận tiện trong điều trị và chuyển tầng nội viện. Tuyệt đối tránh tình trạng chuyển tầng khi quá muộn. Củng cố hệ thống cấp cứu, vận chuyển người bệnh từ cộng đồng đến bệnh viện và giữa các bệnh viện.
Rà soát lại công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, vệ sinh môi trường bề mặt; tăng cường thông khí của toàn bộ các buồng bệnh, khu điều trị người bệnh Covid-19. Xây dựng lại kế hoạch nhân lực, ca kíp, hạn chế tối đa việc nhân viên y tế trực quá 08 tiếng 01 ngày.
Tiếp tục huy động sự tham gia của cộng đồng và mạng lưới các tình nguyện viên, "Thầy thuốc đồng hành", tổ chức thiện nguyện, người có tâm huyết, người bệnh Covid-19 đã bình phục, y tế tư nhân, chính quyền cơ sở, tổ dân phố. cùng tham gia vào tư vấn, điều trị, chăm sóc, quản lý người nhiễm SARS-CoV-2 tại nhà. Khi cần thiết huy động người nhà, đội ngũ tình nguyện vào chăm sóc, theo dõi người bệnh tại các cơ sở điều trị./.