Tiến độ thực hiện công tác tiêm vắc xin phòng COVID-19
Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19 với biến thể mới nguy hiểm và lây lan nhanh, Chính phủ đã triển khai đồng bộ một loạt các biện pháp cấp bách phòng chống dịch COVID-19, trong đó có giải pháp chiến lược lâu dài là tiêm chủng vắc xin COVID-19. Để đạt được hiệu quả cao, cần phủ kín vắc xin COVID-19 toàn dân, ngày 27/8/2021, Bộ Y tế có Thông báo số 1274/TB-BYT về kết luận của Đồng chí Đỗ Xuân Tuyên, Thứ trưởng Bộ Y tế, Trưởng Tiểu ban Tiêm chủng tại cuộc Họp kiểm điểm tiến độ thực hiện công tác tiêm vắc xin phòng COVID-19.
Ngay sau khi tiếp nhận vắc xin, Bộ Y tế đã khẩn trương ban hành Quyếtđịnh phân bổ cho các đơn vị, địa phương theo đúng các nguyên tắc và chỉ đạocủa Chính phủ, của Thủ tướng Chính phủ. Các địa phương, đơn vị đều có năng lực tiêm chủng tốt; đã tổ chức tiêmchủng theo đúng quy định đảm bảo an toàn và hiệu quả với tỷ lệ sử dụng vắc xincao, không để hao phí vắc xin. Khi lượng vắc xin được cấp nhiều hơn thì tốc độ tiêm chủng đã tăng đáng kể; hầu hết các địa phương đã huy động tối đa các cơsở tiêm chủng trên địa bàn, bao gồm cả nhà nước và tư nhân, trong và ngoài ngành Y tế để tham gia tiêm chủng và tổ chức nhiều điểm tiêm chủng lưu động.
Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thực hiện vẫn còn một số khó khăn nhất định như: So với dự kiến số lượng vắc xin sẽ được cung ứng đến ngày 31/12/2021, lượng vắc xin nhận được từ đầu năm đến nay quá thấp, chỉ đạt khoảng 16%. Do đó không thể đáp ứng được nhu cầu tiêm chủng của các đơn vị, địa phương. Một số địa phương triển khai tiêm chủng chưa đúng theo hướng dẫn của Bộ Y tế: Tiêm hết vắc xin Moderna, Sinopharm mũi 1 mà không giữ lại để tiêm mũi 2; chưa thực hiện báo cáo tiến độ tiêm chủng theo đúng quy định.
Để tiếp tục đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng đảm bảo an toàn, hiệu quả, Bộ Y tế đề nghị các đơn vị thực hiện nghiêm các nội dung sau: Cục Y tế dự phòng cần Rà soát tiến độ tiêm của các tỉnh, thành phố (Số vắc xin sử dụng/số vắc xin phân bổ không bao gồm số liều Sinopharm và Moderna giữ lại để tiêm mũi 2) và dự thảo Công văn gửi địa phương có tiến độ tiêm chậm (dưới 70%) để đôn đốc đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng trình Bộ Y tế ký ban hành. Tham mưu trình Bộ Y tế ban hành Hướng dẫn việc triển khai tiêm chủng tại nhà (nếu cần thiết), xong trước ngày 05/9/2021. Phối hợp các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur chuẩn bị báo cáo đánh giá sơ kết việc triển khai Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 khi số vắc xin sử dụng khoảng 20 triệu liều. Trong quá trình chờ Quyết định của Bộ Y tế về việc giao nhiệm vụ cho Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương thực hiện phân bổ vắc xin từ các đợt cung ứng tiếp theo; tiếp tục dự thảo Quyết định phân bổ vắc xin theo các đợt trình Lãnh đạo Bộ phê duyệt. Đối với 300.000 liều vắc xin của AstraZeneca do Chính phủ Rumani tài trợ, khẩn trương phân bổ đến các địa phương, đơn vị triển khai tiêm chủng. Trong thời gian tới, khi vắc xin về với số lượng lớn, xem xét việc phân bổ vắc xin để tiêm theo hình thức cuốn chiếu.Tổ chức đoàn kiểm tra việc sử dụng vắc xin, giám sát phản ứng sau tiêm tại các đơn vị, địa phương. Phối hợp với Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương – Đơn vị thường trực của Tiểu ban tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản vắc xin xây dựng phương án, kế hoạch tiếp nhận, vận chuyển vắc xin sử dụng hệ thống dây chuyền lạnh tại các kho Quân khu của Bộ Quốc phòng.
Giao Vụ, Cục: Kế hoạch – Tài chính, Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Vụ Truyền thông và Thi đua khen thưởng, Dự án Tiêm chủng mở rộng Quốc gia – Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur chủ động thực hiện tốt nhiệm vụ, vai trò của mình. Riêng các viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur chủ động trogn công tác tiếp nhận, bảo quản vắc xin. Khi có Quyết định phân bổ, khẩn trương thông báo tới các địa phương, đơn vị thuộc phân vùng quản lý để các địa phương, đơn vị có sự chuẩn bị sẵn sàng cho việc tiếp nhận và triển khai tiêm chủng. Đồng thời theo dõi, đôn đốc tiến độ triển khai tiêm chủng và báo cáo kết quả tiêm chủng của các địa phương, đơn vị thuộc phân vùng quản lý; hướng dẫn kỹ thuậtvề việc sử dụng vắc xin, bơm kim tiêm cho các tỉnh, thành phố. Cục Quản lý khám, chữa bệnh cần nghiên cứu, rà soát, bổ sung Hướng dẫn chuyên môn phù hợp với thực tếtriển khai như việc tiêm chủng cho đối tượng đã được tiêm mũi 1 mà bị mắc COVID-19 thì có được tiêm mũi 2 đúng thời gian hay không. Vụ Truyền thông và Thi đua khen thưởng cần tăng cường công tác truyền thông tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 bằng nhiều hình thức, đặc biệt chú trọng vào các vấn đề: không lựa chọn vắc xin; chấp hành tốt các quy định phòng chống dịch khi đến các điểm tiêm chủng.
Đối với tỉnh Thái Bình, với số lượng vắc xin do Bộ Y tế phân bổ cho tỉnh còn hạn chế, Thái Bình đã hoàn thành 05 đợt với 103.112 mũi tiêm (trong đó đã tiêm mũi 02 cho trên 30 nghìn đối tượng), đang triển khai đợt 06 với trên 21 nghìn liều mũi 02 và các đợt tiếp theo đảm bảo đúng đối tượng theo nghị quyết 21 của Chính phủ.
Hiện nay, tiêm chủng Vắc xin COVID-19 là một trong những biện pháp hữu hiệu trong việc khống chế tốc độ lây lan của đại dịch COVID-19, vì vậy ngoài sự nỗ lực của Chính phủ, các cấp, các ngành trong việc tìm nguồn vắc xin thì mỗi người dân hãy chung tay, đồng thuận trong việc tự giác tiêm vắc xin nếu trong diện được tiêm để góp phần đẩy lùi đại dịch COVID-19 ra khỏi cộng đồng, bảo vệ sức khỏe cộng đồng trước đại dịch./.