• :
  • :
Trung tâm kiểm soát bệnh tật Thái Bình: Chuyên nghiệp - Tận tâm - Vì cộng đồng
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Phòng, chống dịch bệnh mùa Thu Đông và tiêm chủng vắc xin phòng bệnh

           Hiện nay đang là thời điểm giao mùa Thu Đông, khí hậu thuận lợi cho các bệnh truyền nhiễm lây truyền qua đường hô hấp, đường tiêu hóa và côn trùng truyền bệnh phát sinh, phát triển làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Qua giám sát bệnh truyền nhiễm tại tỉnh Thái Bình cho thấy, đến tháng 9/2020, toàn tỉnh đã ghi nhận 31 ca bệnh COVID-19, 38 ca Sốt xuất huyết, 03 ca viêm não Nhật bản, 02 ca Liên cầu lợn, trong đó có 01 ca tử vong, 424 ca Tay - Chân - Miệng và hàng chục ngàn ca bệnh hội chứng Cúm, Tiêu chảy cấp.

           Để chủ động phòng, chống dịch bệnh mùa Thu Đông và tăng cường công tác tiêm chủng vắc xin, ngày 30/9/2020, Sở Y tế đã ban hành Công văn số 1474/SYT-NVY về việc tập trung triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh mùa Thu - Đông và tiêm chủng vắc xin, yêu cầu các đơn vị y tế Dự phòng trong toàn tỉnh cần cập nhật thông tin, giám sát chặt chẽ, phát hiện sớm các trường hợp bệnh, chùm ca bệnh truyền nhiễm, kể cả ca bệnh nghi ngờ như COVID-19, Cúm A/H5N1/H7N9, Bạch hầu, Ho gà, Sởi, Sốt xuất huyết, Liên cầu lợn,…tại tất cả các cơ sở y tế và cộng đồng. Các trường hợp trên phải được lấy mẫu bệnh phẩm, tổ chức điều tra toàn diện, bao vây xử lý kịp thời đúng quy trình, không để lây lan dịch, đặc biệt lưu ý giám sát những ổ dịch cũ. Tiếp tục tổ chức các hoạt động truyền thông tuyên truyền các biện pháp phòng, chống dịch tập trung vào các dịch bệnh nêu trên và triển khai các hoạt động tổng vệ sinh môi trường đặc biệt là tại nơi có ổ dịch Sốt xuất huyết nội sinh, kết hợp chặt chẽ các biện pháp vệ sinh môi trường triệt để với phun hóa chất diệt côn trùng. Chủ động phối hợp với cơ quan thú y trong phòng, chống bệnh lây truyền từ động vật sang người nhất là Cúm gia cầm, Liên cầu lợn ở người. Rà soát chuẩn bị các điều kiện đáp ứng nhanh cho công tác phòng, chống dịch cả về nhân lực, thuốc hóa chất, vật tư, trang thiết bị, phương án đáp ứng với các tình huống dịch khẩn cấp, đồng thời tham mưu, đề xuất với ngành và BCĐ phòng, chống dịch địa phương chỉ đạo thực hiện. Các cơ sở khám, chữa bệnh cần rà soát, bổ sung kịp thời kế hoạch, các quy trình, quy định, cơ sở, nhân lực, thuốc, phương tiện, trang thiết bị đảm bảo tổ chức phân luồng, phân loại bệnh nhân ngay từ kh người bệnh đến khám. Phát hiện kịp thời các trường hợp bệnh, nghi bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như COVID-19 để cách ly, thu dung điều trị kịp thời, không để lọt những ca bệnh hay xảy ra ổ dịch trong cơ sở điều trị mà không được phát hiện, quản lý. Tăng cường, chú trọng các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn. Hạn chế tối đa người nhà, người thân vào bệnh viện thăm bệnh nhân. Ngay khi phát hiện các ca bệnh, nghi bệnh truyền nhiễm nguy hiểm phải thông báo về đơn vị y tế dự phòng cùng cấp để điều tra xử lý, ngăn chặn dịch lây lan ra cộng đồng. Tất cả các đơn vị cần nghiêm túc thực hiện nghiêm đúng quy định thống kê báo cáo bệnh truyền nhiễm gây dịch theo Thông tư số 54/2015/TT-BYT của Bộ Y tế. Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh chủ trì, phối hợp với các đơn vị chỉ đạo thực hiện.

           Để việc phòng bệnh được đảm bảo, hạn chế tối đa tỷ lệ mắc bệnh, Sở Y tế đã yêu cầu tất cả các cơ sở y tế có tiêm chủng vắc xin cần rà soát, củng cố, bổ sung các điều kiện đảm bảo cho thực hiện tiêm chủng an toàn. Bố trí phương tiện, nhân lực thực hiện cập nhật, báo cáo đầy đủ thông tin trên phần mềm quản lý tiêm chủng quốc gia theo quy định. Các đơn vị y tế dự phòng rà soát tiến độ thực hiện tiêm chủng các mũi vắc xin tới từng xã, phường, thị trấn. Lập danh sách các trường hợp bỏ mũi tiêm và chủ động tiêm vét, sót kịp thời. Các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa sẵn sàng thu dung, cấp cứu, điều trị và hỗ trợ tuyến trước trong xử lý các trường hợp có phản ứng sau tiêm./.

              Thanh Tâm  


Tác giả: Thanh Tâm
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
CHUYÊN MỤC
LIÊN KẾT WEB