• :
  • :
Trung tâm kiểm soát bệnh tật Thái Bình: Chuyên nghiệp - Tận tâm - Vì cộng đồng
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Hưởng ứng Ngày tránh thai thế giới, Ngày Quốc tế người cao tuổi và Ngày Quốc tế trẻ em gái

 

       Thực hiện Kế hoạch công tác Dân số năm 2020 và Công văn số 89/TCDS-TTGD ngày 24/02/2020 của Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) về việc định hướng truyền thông, giáo dục về công tác Dân số năm 2020, Tổng cục DS-KHHGĐ hướng dẫn Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh, thành phố (sau đây gọi chung là các tỉnh) tổ chức, triển khai các hoạt động truyền thông hưởng ứng Ngày tránh thai thế giới 26/9, Ngày quốc tế người cao tuổi 01/10 và Ngày quốc tế trẻ em gái 11/10/2020.

          Với mục tiêu kêu gọi hành động từ lãnh đạo cấp ủy Đảng, Chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể ở các cấp; các tổ chức, các nhà hoạch định chính sách, các nhà cung cấp dịch vụ y tế hưởng ứng Ngày tránh thai thế giới, Ngày quốc tế người cao tuổi và Ngày quốc tế trẻ em gái.

Tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân, tạo sự đồng thuận cao trong toàn xã hội để thực hiện có hiệu quả các hoạt động hưởng ứng Ngày tránh thai thế giới, Ngày quốc tế người cao tuổi và Ngày quốc tế trẻ em gái.

          Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền vận động, huy động cộng đồng và truyền thông chuyển đổi hành vi về dân số và phát triển trong tình hình mới nhằm chuyển đổi nhận thức, thái độ, hành vi của các nhóm đối tượng, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch năm 2020.

            Các hoạt động truyền thông hưởng ứng Ngày tránh thai thế giới, Ngày quốc tế người cao tuổi và Ngày quốc tế trẻ em gái phải được thiết kế trong một kế hoạch tổng thể sát với tình hình thực tiễn và điều kiện cụ thể ở từng địa phương, cơ sở và chú trọng các giải pháp để đảm bảo việc phòng, chống dịch bệnh COVID-19 hiệu quả.

Nội dung, thông điệp truyền thông, khẩu hiệu hành động phải được triển khai đồng bộ, thống nhất; tổ chức thực hiện tiết kiệm, lồng ghép hiệu quả với các hoạt động truyền thông thường xuyên tại mỗi cấp.

          Chủ đề hưởng ứng Ngày tránh thai thế giới (26/9/2020) là: Đảm bảo việc cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình có chất lượng cho mọi người dân”.

        - Cung cấp thông tin đầy đủ về nguồn gốc và ý nghĩa của Ngày tránh thai thế giới cho các cấp ủy Đảng, chính quyền, các bộ, ban, ngành, đoàn thể và các cơ quan truyền thông đại chúng.

         - Ngày tránh thai thế giới có ý nghĩa như một chiến dịch toàn cầu, khơi dậy trách nhiệm của giới trẻ trong việc quan hệ tình dục an toàn và chủ động tránh thai, đồng thời khuyến khích phụ nữ và nam giới trong độ tuổi sinh đẻ chủ động về hành vi mang thai vì những lợi ích của chính mình và cộng đồng.

        - Nâng cao nhận thức cho giới trẻ, nhóm vị thành niên, thanh niên (VTN, TN), phụ nữ và nam giới trong độ tuổi sinh đẻ về tất cả các biện pháp tránh thai để giúp họ có sự lựa chọn sáng suốt để không mang thai ngoài ý muốn.

         - Truyền thông nâng cao nhận thức về lợi ích của việc tránh thai, nhu cầu sử dụng, khả năng đáp ứng các phương tiện tránh thai (PTTT), vấn đề xã hội hóa các PTTT tại Việt Nam, về chăm sóc sức khỏe sinh sản (CSSKSS), các biện pháp tránh thai an toàn; đẩy mạnh truyền thông về Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030; Chương trình truyền thông Dân số đến năm 2030 và Chương trình điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030.

            Ngày quốc tế người cao tuổi (01/10/2020) với chủ đề: “Chung tay chăm sóc và phát huy vai trò của người cao tuổi”.

          - Truyền thông vận động nâng cao nhận thức của cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp; các nhà hoạch định chính sách; các chức sắc tôn giáo; những người có uy tín trong cộng đồng… về cơ hội, thách thức đối với việc chăm sóc và phát huy vai trò NCT nhằm xây dựng, bổ sung, hoàn thiện các chính sách, kế hoạch và đầu tư cho việc chủ động thích ứng với già hóa dân số; xây dựng môi trường chăm sóc sức khỏe thân thiện với NCT nhất là ở gia đình và cộng đồng.

           - Nâng cao sức khỏe của NCT trên cơ sở nâng cao kiến thức, kỹ năng tự chăm sóc sức khỏe và tăng khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu cho NCT.

          - Đáp ứng ngày càng đầy đủ nhu cầu chăm sóc sức khỏe của NCT tại gia đình, cộng đồng và trong cơ sở chăm sóc sức khỏe tập trung.

          - Thực hiện hướng dẫn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chăm sóc, tự chăm sóc bản thân, nâng cao sức khỏe đối với NCT và gia đình có NCT.

         - Tuyên truyền, giáo dục thay đổi hành vi của người dân về: quyền, nhu cầu chăm sóc sức khỏe của NCT; từng bước xóa bỏ các định kiến cũ về chăm sóc sức khỏe NCT tại các cơ sở tập trung (nhà dưỡng lão, trung tâm dưỡng lão…); các cơ quan, tổ chức, gia đình và cộng đồng không kỳ thị và coi người cao tuổi là gánh nặng; cần quan tâm giúp đỡ, chăm sóc sức khỏe và phát huy vai trò NCT; nghĩa vụ, trách nhiệm phụng dưỡng NCT của gia đình và cộng đồng có NCT.

           - Tuyên truyền về các văn bản của Nhà nước có liên quan đến chăm sóc NCT như: Quyết định số 1781/QĐ-TTg ngày 22/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ về “Phê duyệt chương trình hành động quốc gia về NCT Việt Nam giai đoạn 2013- 2020” với mục tiêu tổng quát là phát huy vai trò của NCT, nâng cao chất lượng chăm sóc NCT, đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động chăm sóc và phát huy vai trò NCT phù hợp với tiềm năng và trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; Quyết định 7618/QĐ-BYT ngày 30/12/2016 của Bộ Y tế phê duyệt Đề án chăm sóc sức khỏe NCT giai đoạn 2017-2025 với mục tiêu đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe NCT thích ứng với giai đoạn già hóa dân số, góp phần thực hiện Chương trình hành động Quốc gia về NCT, Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030, Chương trình truyền thông Dân số đến năm 2030, Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.

          Ngày quốc tế trẻ em gái (11/10/2020) chủ đề: Thúc đẩy bình đẳng giới góp phần giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh”.

        - Phổ biến, tuyên truyền các văn bản, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước như: Luật bình đẳng giới; Luật phòng, chống bạo lực gia đình; Luật hôn nhân và gia đình nhằm thúc đẩy cộng đồng thực hiện các chính sách hỗ trợ nâng cao vai trò, vị thế của trẻ em gái nói riêng và phụ nữ nói chung, đặc biệt là trẻ em gái ở các gia đình sinh con một bề là gái.

         - Tăng cường tuyên truyền, giáo dục về thực trạng, nguyên nhân và hệ lụy của tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS). Vận động từng bước làm thay đổi nhận thức và tư tưởng lạc hậu về sinh con trai, con gái.

      - Tuyên truyền về các quy định của pháp luật về nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi như Pháp lệnh Dân số; Nghị định số 104/2013/NĐ ngày 16/9/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Pháp lệnh Dân số; Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế nhằm nâng cao hiệu lực thực thi pháp luật về cấm lựa chọn giới tính thai nhi; Quyết định số 468/QĐ-TTg ngày 23/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Kiểm soát MCBGTKS giai đoạn 2016-2025; Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030; Chương trình truyền thông Dân số đến năm 2030.

- Sử dụng bộ nhận diện cho các hoạt động và sản phẩm truyền thông về mất cân bằng giới tính khi sinh./.

               Hoàng Thía

 


Tác giả: Hoàng Thía
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
CHUYÊN MỤC
LIÊN KẾT WEB