• :
  • :
CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỦA TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT TỈNH THÁI BÌNH
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Hướng dẫn tạm thời giám sát và phòng, chống dịch COVID-19

             Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, ngày 07/8/2020, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 3468/QĐ-BYT về việc ban hành “Hướng dẫn tạm thời giám sát và phòng, chống COVID-19”. Đây là tài liệu hướng dẫn được áp dụng tại các cơ sở y tế dự phòng và khám, chữa bệnh trên toàn quốc. Hướng dẫn tạm thời này được xây dựng với các nội dung giám sát và các hoạt động phòng, chống theo các diễn biến tình hình dịch bệnh để các tỉnh, thành phố, đơn vị y tế và các đơn vị liên quan căn cứ áp dụng, tổ chức triển khai theo thực tế tại địa phương, đơn vị. Trong văn bản hướng dẫn các nhà chuyên đã nêu rõ từng khái niệm cụ thể để các địa phương biết cách phân biệt và nhận định chính xác về sự tiến triển của dịch bệnh như: định nghĩa ca bệnh, người tiếp xúc gần trong đó bao gồm ca bệnh nghi ngờ (ca bệnh giám sát), ca bệnh xác định, người tiếp xúc gần, định nghĩa ổ dịch,... Nội dung giám sát được đưa ra áp dụng với từng tình huống cụ thể như: khi chưa ghi nhận ca bệnh xác định trên địa bàn tỉnh, thành phố. Khi có ca bệnh xác định và chưa lây lan rộng trong cộng đồng trên địa bàn tỉnh, thành phố. Khi dịch lây lan rộng trong cộng đồng. Lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển bệnh phẩm. Thông tin, báo cáo. Các biện pháp phòng, chống gồm các biện pháp ứng phó như: Biện pháp phòng bệnh không đặc hiệu, biện pháp phòng bệnh đặc hiệu, kiểm dịch y tế biên giới; thuốc, vật tư, hóa chất, trang thiết bị phòng, chống dịch. Đối với các biện pháp phòng, chống dịch được hướng dẫn cụ thể trong bản hướng dẫn về cách cách ly và xử lý y tế. Đối với các ca bệnh xác định cần tổ chức cách ly nghiêm ngặt và điều trị tại cơ sở y tế, giảm tối đa biến chứng, tử vong. Hạn chế việc chuyển tuyến bệnh nhân để tránh lây lan trừ trường hợp vượt quá khả năng điều trị.  Điều trị, cách ly theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Trường hợp người tiếp xúc gần với ca bệnh xác định các vòng 1 và 2. Riêng trường hợp người tiếp xúc gần vòng 1 cần tổ chức điều tra, truy vết thật nhanh người tiếp xúc gần ngay khi nhận được thông tin về ca bệnh. Lập danh sách tất cả người tiếp xúc gần để ghi nhận thông tin về địa chỉ nhà, nơi lưu trú, số điện thoại cá nhân; tên và số điện thoại của người nhà khi cần báo tin. Tổ chức cách ly ngay tất cả người tiếp xúc gần tại cơ sở cách ly tập trung trong 14 ngày kể từ ngày tiếp xúc lần cuối với ca bệnh xác định. Lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm vi rút SARS-CoV-2 bằng phương pháp PCR tối thiểu 2 lần trong quá trình cách ly. Lấy mẫu lần 1 ngay khi được cách ly. Nếu kết quả xét nghiệm PCR dương tính với SARS-CoV-2 thì xử lý như ca bệnh xác định. Nếu kết quả xét nghiệm PCR âm tính với SARS-CoV-2 thì tiếp tục cách ly, theo dõi sức khoẻ hàng ngày (đo thân nhiệt, phát hiện các triệu chứng) tại cơ sở cách ly tập trung đủ 14 ngày kể từ ngày tiếp xúc lần cuối với ca bệnh xác định. Trong quá trình theo dõi nếu xuất hiện triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh thì tiếp tục lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm SARS-CoV-2. Lấy mẫu lần 2 trong ngày kết thúc cách ly. Nếu kết quả xét nghiệm PCR dương tính với SARS-CoV-2 thì xử lý như ca bệnh xác định.  Nếu kết quả xét nghiệm PCR âm tính với SARS-CoV-2 thì kết thúc việc cách ly. Ngoài ra, tài liệu hướng dẫn cũng đề cập đến các biện pháp khoanh vùng dập dịch như: cách phòng, chống lây nhiễm, khử trùng xử lý môi trường ổ dịch, cách lấy mẫu, bảo quản và bảo quản bệnh phẩm,… trong từng tình huống thực tế có thể xảy ra trong phòng, chống dịch COVID-19 để các địa phương, cơ sở khám, chữa bệnh luôn chủ động, kịp thời ứng phó với mọi tình huống có thể xảy ra, hạn chế tối đa sự lây lan, bùng phát của dịch bệnh COVID-19 bất cứ lúc nào./.

              Thanh Tâm

 

   

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Tác giả: Thanh Tâm
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
CHUYÊN MỤC
LIÊN KẾT WEB