• :
  • :
Trung tâm kiểm soát bệnh tật Thái Bình: Chuyên nghiệp - Tận tâm - Vì cộng đồng
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Bệnh Lupus ban đỏ

Bệnh Lupus ban đỏ hay Lupus ban đỏ hệ thống là một loại bệnh tự miễn mãn tính được đặc trưng bởi tình trạng viêm và tổn thương ở những cơ quan nội tạng, khớp và da. Những cơ quan thường sẽ bị tác động nhiều nhất đó chính là tim, thận, phổi và não. Mức độ nghiêm trọng của bệnh lupus ban đỏ ở trẻ em  từ nhẹ đến nặng, thậm chí là có thể gây ra tử vong. 

Bệnh lupus ban đỏ phổ biến nhất là ở những trẻ em từ 15 tuổi trở lên. Nhiều trẻ em bị bệnh Lupus ban đỏ cũng có xảy ra những vấn đề về thận, có thể gây ra việc giảm khả năng sống của trẻ em bị bệnh.

Trong một số các trường hợp đặc biệt, tình trạng tổn thương chức năng thận nghiêm trọng ở trẻ em bị bệnh lupus ban đỏ sẽ có thể dẫn đến bệnh suy thận, cần phải  được bác sĩ tiến hành phẫu thuật ghép thận hoặc là lọc máu để có thể duy trì sự sống cho trẻ.

Nguyên nhân gây bệnh Lupus ban đỏ

Bệnh này là một dạng của rối loạn tự miễn dịch. Trong số các rối loạn này, hệ thống miễn dịch trong cơ thể trẻ sẽ tấn công những tế bào và các mô khỏe mạnh. Có nhiều yếu tố đã được các nhà khoa học chứng minh rằng chúng có khả năng gây ra bệnh Lupus ban đỏ bao gồm: 

  • Di truyền từ người thân trong gia đình sang con.
  • Tác động của môi trường xung quanh.
  • Giới tính (tỷ lệ nữ giới bị bệnh nhiều hơn nam).

             Biểu hiện của Lupus ban đỏ

Các biểu hiện của bệnh Lupus ban đỏ ở trẻ nhỏ ngày một nghiêm trọng hơn trong một số những giai đoạn nhất định trong cuộc đời trẻ em. Dưới đây là những dấu hiệu lupus ban đỏ ở trẻ em phổ biến nhất: 

  • Sốt cao, loét miệng, rụng tóc. 
  • Các tổn thương liên quan đến thận.
  • Da nhạy cảm với ánh mặt trời.
  • Trẻ thiếu năng lượng, giảm sự thèm ăn.
  • Sưng hạch bạch huyết.
  • Cứng, đau và sưng ở khớp. 
  • Rối loạn chức năng thần kinh hoặc não.
  • Dịch lỏng xuất hiện xung quanh vùng phổi, tim hoặc các cơ quan nội tạng khác.
  • Thiếu máu (da xanh, niêm mạc nhợt)…
  • Phát ban dạng đĩa. đây là dạng phát ban nổi lên ở các vị trí như đầu, cánh tay, lưng, ngực.
  • Phát ban Malar (một loại dạng phát ban có hình dạng như là một con bướm và chúng thường xuất hiện trên các vị trí như sống mũi và má).

Lưu ý cho các trẻ đã mắc bệnh Lupus ban đỏ

Để có thể kiểm soát tốt vấn đề về bệnh Lupus ban đỏ hệ thống, ngoài việc sử dụng đầy đủ thuốc ra, thì trẻ bị bệnh còn phải thay đổi lại một số những thói quen sinh hoạt hàng ngày. Sau đây là một số phương pháp hiệu quả có thể áp dụng để kiểm soát triệu chứng và phòng chống cũng như hạn chế sự tái phát: 

  • Cho trẻ em bị Lupus ban đỏ sử dụng các loại kem dưỡng ẩm dịu nhẹ và ít gây kích ứng cho da để góp phần hỗ trợ hệ miễn dịch của da.
  • Tránh việc cho trẻ đi ra ngoài, hoạt động ngoài trời khi trời nắng gắt (cụ thể là trong khung giờ từ 10 giờ sáng đến 16 giờ chiều). Nên bôi kem chống nắng, đội mũ, trang bị đầy đủ áo dài tay cùng với quần dài khi ra ngoài, vì ánh nắng mặt trời có thể khiến bệnh chuyển biến nặng hơn.
  • Nếu trẻ em bị Lupus ban đỏ gặp phải các tình trạng nặng buộc cần phải được điều trị bằng thuốc, phụ huynh hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ. Vì một số loại thuốc có khả năng làm tăng sự nhạy cảm của da trẻ và dễ khởi phát bệnh hơn nếu như trẻ em bị bệnh tiếp xúc với các yếu tố bất lợi./.

Tác giả: Thanh Tâm
Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết