• :
  • :
Trung tâm kiểm soát bệnh tật Thái Bình: Chuyên nghiệp - Tận tâm - Vì cộng đồng
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

HƯỞNG ỨNG NGÀY THẾ GIỚI PHÒNG CHỐNG BỆNH LAO (24/3)

Ngày Thế giới phòng chống Lao 24/3 hàng năm nhằm thúc đẩy sự tham gia của cả hệ thống chính trị và toàn dân thực hiện thành công mục tiêu của Chiến lược quốc gia phòng chống Lao Việt Nam và mục tiêu cơ bản chấm dứt bệnh Lao vào năm 2030. Chủ đề của Ngày Thế giới Phòng chống Lao năm 2025, "VIỆT NAM CAM KẾT, ĐẦU TƯ, HÀNH ĐỘNG ĐỂ CHẤM DỨT BỆNH LAO", thể hiện quyết tâm cao của Việt Nam trong việc cam kết,đầu tư nguồn lực bền vững và hành động hiệu quả nhằm hướng tới mục tiêu chấm dứt bệnh Lao.

Bệnh Lao phổi
Lao phổi là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lao gây nên ở phổi của người bệnh, vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis chính là nguyên nhân chính gây ra bệnh lao phổi.
Đường lây của bệnh lao phổi 
Vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis lây từ người bệnh sang người bình thường thông qua việc người lao phổi ho, nói, hắt hơi, khạc nhổ mà phát tán ra bên ngoài, lây truyền cho ngườikhác. Các vi khuẩn lao này có thể qua đường máu hay bạch huyết để lan truyền đến các bộ phận nội tạng khác trong cơ thể người bệnh và gây bệnh lao tại đó.
Dấu hiệu và triệu chứng của lao phổi
Dấu hiệu quan trọng nhất là người bệnh bị ho kéo dài liên tục hơn 2 tuần, có thể là ho khan, ho đờm hoặc nghiêm trọng hơn là ho ra máu.
•    Cơ thể có biểu hiện mệt mỏi, giảm cân và mất cảm giác thèm ăn.
•    Người bệnh bị đau ngực, thậm chí là khó thở.
•    Ra mồ hôi vào ban đêm và có biểu hiện sốt nhẹ về chiều.
Tuy nhiên,các dấu hiệu trên cũng thường gặp ở nhiều bệnh khác nhau, chính vì vậy để có kết quả chuẩn đoán chính xác cần thiết phải làm những xét nghiệm chuyên biệt để có phác đồ điều trị phù hợp.
Chẩn đoán bệnh Lao phổi
Khi có các biểu hiện như sốt nhẹ về chiều, ra mồ hôi về đêm hay chán ăn, mệt mỏi, khó thở, đau ngực bác sĩ sẽ tiến hành khám phổi và khám toàn thân.
Trên cơ sở khám lâm sàng, bệnh nhân cần làm một số xét nghiệm sau để có kết luận chính xác:
•    Chụp X-quang phổi
•    Nếu có thể tiến hành xét nghiệm Xpert MTB/RIF
•    Tìm AFB thông qua phương pháp nhuộm soi đờm trực tiếp
Người mắc bệnh lao phổi cần tuân thủ điều trị để khỏi bệnh
Trong điều trị lao, bệnh nhân lao tuyệt đối không được bỏ thuốc ngắt quãng dù chỉ 1 ngày vì đó là khoảng thời gian mà vi khuẩn Lao hồi phục và tấn công trở lại. Thường điều trị chia làm 2 đợt: đợt tấn công thường gồm 4 thuốc và đợt duy trì thường gồm 2 thuốc. Bệnh nhân Lao phải tuân thủ theo nguyên tắc điều trị Lao dưới sự giám sát của nhân viên y tế. Điều trị Lao đạt hiệu quả đòi hỏi bệnh nhân phải tuân thủ 3 chữ “Đ” có nghĩa: đúng, đủ, đều.
•    Đúng: Đúng phác đồ, đúng liều lượng, đúng thuốc.
•    Đủ: Đủ thời gian (6 hoặc 8 tháng). Tùy theo loại bệnh Lao được bác sĩ  chỉ định, loại bệnh mới hay tái trị mà áp dụng phác đồ và thời gian điều trị cho từng loại bệnh đó.
•    Đều: Bệnh nhân phải uống thuốc thật đều đặn hằng ngày, thông thường, uống vào buổi sáng lúc bụng đói. 
Trong suốt thời gian điều trị, bệnh nhân không tự ngưng thuốc hoặc bỏ thuốc vì uống thuốc không đều đặn, lúc uống  sáng, lúc tối, nhớ lúc nào uống lúc nấy... sẽ giảm hiệu quả điều trị. Vi khuẩn lao rất dễ kháng thuốc lao. Nồng độ thuốc diệt vi khuẩn lao không đủ hiệu lực sẽ tạo cho vi khuẩn lao kháng thuốc, gây khó khăn cho công tác điều trị về sau. Ngoài thuốc lây lan  cho người thân và cho cộng đồng. Trong quá trình điều trị có thể có tác dụng phụ của thuốc lao xảy ra. Nhẹ: nổi mề đay, ngứa, mệt mỏi, đau nhức các khớp lớn (hội chứng giả gút). Nặng: sốc phản vệ, viêm gan, vàng da, đau bụng, nôn, viêm trợt da. Nếu có những dấu hiện trên, người bệnh nên báo ngay cho bác sĩ điều trị biết để có hướng xử trí.
Phòng bệnh Lao phổi
Để phòng bệnh Lao phổi, biện pháp hữu hiệu nhất là tiêm vắc xin phòng chống lao cho trẻ sơ sinh theo chương trình tiêm chủng quốc gia mở rộng.
Ngoài ra việc duy trì thói quen sinh hoạt khoa học như: ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý; tránh xa các chất gây nghiện; giữ gìn môi trường làm việc, nơi ở sạch sẽ thoáng mátcũng là một trong những biện pháp phòngbệnh Lao phổi hiệu quả.

 


Tác giả: Ths Hồng Nhung
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết