• :
  • :
Trung tâm kiểm soát bệnh tật Thái Bình: Chuyên nghiệp - Tận tâm - Vì cộng đồng
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Rác thải sinh hoạt và những tác hại cần biết

Thực trạng ô nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt gây ra

Hiện nay, tại các đường công cộng vẫn diễn ra tình trạng rác thải được tập kết ngay bên lề không đúng quy định, mùi hôi thối lan tỏa khắp nơi, gây khó chịu cho những người dân xung quanh và cho cả người đi đường. Có một số trường hợp đặt biển cấm đổ rác những người dân vẫn cứ thản nhiên vức rác bừa bãi như chưa hề quan tâm đến sự có mặt của biển báo. Với khí hậu thời tiết nóng ẩm thất thường sẻ tạo ra hiện tượng lên men, thối rữa và một số khí thải được sinh ra như H2S, NH3, CH4, SO2, CO2 sẽ làm ảnh hưởng đến bầu không khí gây môi nhiễm môi trường sống.

            

         

          Tác hại của rác thải sinh hoạt:

Rác thải sinh hoạt gây tắc nghẽn cống

Một trong những nguyên nhân gây tắc cống là do rác thải sinh hoạt, nhiều người cứ xem miệng ống cống như 1 thùng rác thải chuyên dụng và họ thản nhiên bỏ rác thải vào miệng ống rồi dội nước. Hành động này đã gây tắc nghẽn cống gây ô nhiễm môi trường.

Theo thống kê hằng năm mỗi khi lũ lụt đến thì thường xảy ra hiện tượng ngập úng, nguyên nhân là do số lượng rác thải quá nhiều khiến cho các các đường cống đô thị bị tắc nghẽn, hệ thống thoát nước kém hiệu quả dẫn đến ngập lụt. Môi trường ô nhiễm, sinh ra nhiều bệnh dịch nguy hiểm.

Ảnh hưởng đến môi trường nước

Những loại chất thải sinh hoạt có ảnh hưởng đến đời sống của các loài động vật trong nước khiến hệ sinh thái đa dạng của sông ngòi và biển đang dần mất đi. Đặc biệt nước ta là quốc gia giáp biển và có hệ thống sông dày đặc, một bộ phận người dân sống nhờ vào việc đánh bắt thủy, hải sản hay nuôi tôm, cá trên cá vùng nước ngọt cũng ngày càng cạn kiệt, cá tôm chết hàng loạt ở các đập vì môi trường nước bị ô nhiễm.

Ảnh hưởng đến môi trường không khí

Không chỉ ảnh hưởng tới môi trường nước, rác thải sinh hoạt- cùng với chất thải công nghiệp, là nguyên nhân khiến tình trạng ô nhiễm không khí. Quá trình xử lý đốt rác thải sinh hoạt và thải khói trực tiếp ra môi trường khiến không khí của những khu vực xung quanh bị ô nhiễm trầm trọng. Bên cạnh đó, các khu dân cư gần bãi tập kết rác cũng bị ảnh hưởng bởi mùi hôi thối của rác chưa được xử lý.

Ảnh hưởng đến môi trường đất

Trong thành phần rác thải có chứa nhiều chất độc, khi rác thải được đưa vào môi trường và không được xử lý khoa học thì những chất độc xâm nhập vào đất sẽ tiêu diệt nhiều loài sinh vật có ích cho đất như: giun, vi sinh vật, nhiều loài động vật không xương sống, ếch nhái,…Điều này cũng làm cho môi trường đất bị giảm tính đa dạng sinh học và phát sinh nhiều sâu bọ phá hoại cây trồng.

            Ảnh hưởng đến cảnh quan

Không chỉ gây ảnh hưởng đến môi trường, rác thải sinh hoạt cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cảnh quan. Việc vứt bừa bãi, chất đống lộn xộn, không thu gom, vận chuyển đến nơi xử lý,…để lại những hình ảnh làm ảnh hưởng rất đến vẻ mỹ quan.

Rác thải sinh hoạt cũng là nguồn dịch bệnh

Rác thải thải ra nơi công cộng là những nguồn mang dịch bệnh. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Trong các bãi rác, vi khuẩn thương hàn có thể tồn tại trong 15 ngày, vi khuẩn lỵ là 40 ngày, trứng giun đũa là 300 ngày. Những vi trùng gây bệnh thực sự phát huy tác dụng khi có các vật chủ trung gian gây bệnh tồn tại trong các bãi rác như: chuột, ruồi, muỗi,…Và nhiều loại ký sinh trùng gây bệnh cho người và gia súc, một số bệnh điển hình do các trung gian truyền bệnh như: chuột truyền bệnh dịch hạch, bệnh sốt vàng da do xoắn trùng, ruồi, gián truyền bệnh đường tiêu hoá, muỗi truyền bệnh sốt rét, sốt xuất huyết,…

Hiện nay, trước những tác hại của rác thải sinh hoạt gây ra cho môi trường sống, mỗi địa phương cần nghiên cứu và xây dựng ngay những nhà máy xử lý rác thải công nghệ cao để bảo vệ môi trường sống, bảo vệ sức khoẻ của con người và hệ sinh thái./.


Tác giả: Thanh Tâm
Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
CHUYÊN MỤC
LIÊN KẾT WEB