Sở Y tế Thái Bình triển khai kế hoạch chuyển đổi số năm 2024
Nhằm đẩy mạnh ứng dụng CNTT nhằm phát triển Chính phủ số và bảo đảm an toàn thông tin mạng, đặt trọng tâm vào chuyển đổi số trong toàn ngành y tế góp phần xây dựng hệ thống y tế tỉnh hiện đại, chất lượng, công bằng, hiệu quả và hội nhập quốc tế, hỗ trợ người dân dễ dàng tiếp cận thông tin y tế để sử dụng các dịch vụ y tế có hiệu quả cao và được bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe, Sở Y tế Thái Bình ban hành Kế hoạch số 41/KH-SYT, ngày 20/02/2024 về việc chuyển đổi số ngành Y tế Thái Bình năm 2024, theo đó một loạt mục tiêu và giải pháp đã được đề ra nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ về chuyển đổi số.
Cụ thể, chủ động đẩy mạnh công tác truyền thông, tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của công chức, viên chức ngành Y tế trong việc xây dựng, thực hiện chính quyền số, kinh tế số, xã hội số, đổi mới phương thức làm việc theo hướng chuyển đổi số, nâng cao chất lượng trong thực thi công vụ. 100% công chức, viên chức được tiếp cận tài liệu triển khai thực hiện về chuyển đổi số, cử công chức, viên chức tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyển đổi số theo kế hoạch của các cấp. Thường xuyên cung cấp thông tin về kết quả thực hiện chuyển đổi số gắn với nhiệm vụ được giao trên Trang thông tin điện tử của Sở Y tế, của đơn vị. Chủ động xây dựng các chương trình truyền thông về triển khai y tế số trong các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe nhân dân, khám, chữa bệnh, bao gồm: triển khai hồ sơ sức khỏe điện tử, tư vấn khám, chữa bệnh từ xa, tư vấn, đăng ký khám, chữa bệnh từ xa, bệnh án điện tử, quản lý tiêm chủng và các nội dung liên quan khác. Tổ chức các sự kiện về chuyển đổi số ngành y tế nhằm cung cấp thông tin cũng như thu hút sự quan tâm của doanh nghiệp, cộng đồng. Biểu dương, khen thưởng các tổ chức, cá nhân có thành tích tiêu biểu trong chuyển đổi số ngành y tế. Đồng thời, rà soát, hoàn chỉnh các cơ chế, chính sách về chuyển đổi số. Nghiên cứu xây dựng các quy chế, quy định về ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số của ngành Y tế để phù hợp cho phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số.
Phát triển xã hội số trong y tế, với các mục tiêu sau
100% thủ tục hành chính đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến toàn trình.
100% kết quả giải quyết thủ tục hành chính được số hoá, 100% hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý trực tuyến.
100 hệ thống thông tin của đơn vị hoàn thành phê duyệt cấp độ an toàn hệ thống thông tin, an ninh mạng theo quy định.
100% hồ sơ công việc điện tử tại Sở Y tế, 100% hồ sơ công việc của các đơn vị được xử lý trên môi trường mạng.
100% công tác báo cáo, thống kê lĩnh vực y tế được thực hiện trên hệ thống thông tin báo cáo của ngành.
Chuyển đổi số trong phòng bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân
Mục tiêu, duy trì 100% các bệnh truyền nhiễm và các ca bệnh truyền nhiễm trên
địa bàn tỉnh được quản lý trên nền tảng số. Trên 90% người dân có hồ sơ sức khỏe điện tử. 100% các trạm y tế xã, phường, thị trấn triển khai phần mềm quản lý trạm y tế xã đầy đủ các chức năng theo quy định của Bộ Y tế.
Chuyển đổi số trong khám bệnh, chữa bệnh
Mục tiêu, 100% các bệnh viện hạng I triển khai hồ sơ bệnh án điện tử , không sử dụng bệnh án giấy, thanh toán điện tử không dùng tiền mặt theo quy định tại Thông tư 46/2018/TT-BYT của Bộ Y tế.
Các cơ sở khám, chữa bệnh tuyến tỉnh, huyện (hạng II, III) chủ động nâng cấp, bổ sung những tiêu chí cần thiết theo quy định của Bộ Y tế để tiến đến triển khai hồ sơ bệnh án điện tử, không sử dụng bệnh án giấy, phấn đấu đến hết năm 2024 ạt ít nhất 03 đơn vị KCB hạng II, III triển khai hồ sơ bệnh án điện tử.
Giải pháp tiếp tục phát triển, khai thác sử dụng có hiệu quả các nền tảng quản lý tiêm chủng bao gồm nền tảng quản lý tiêm chủng mở rộng, Nền tảng quản lý tiêm chủng COVID-19. Tiếp tục phát triển nền tảng khám, chữa bệnh từ xa giúp người dân tiếp cận được dịch vụ khám, chữa bệnh có chất lượng hơn, giảm tải cho các cơ sở y tế tuyến trên. Tiếp tục phát triển Nền tảng trạm y tế xã kết nối liên thông dữ liệu phần mềm HIS với dữ liệu với tuyến huyện, tuyến tỉnh; đồng thời liên thông với hệ thống hồ sơ sức khỏe điện tử. Đào tạo, bồi dưỡng, thu hút nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số. Tham gia các khóa bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng về chuyển đổi số, phát triển chính quyền số cho lãnh đạo và cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan nhà nước. Cử nhân sự chuyên trách/phụ trách an toàn thông tin tham gia các khóa đào tạo, tập huấn kỹ năng xử lý các mối nguy hại của mã độc, kỹ năng về an toàn thông tin. Trên 30% công chức, viên chức được tập huấn, bồi dưỡng, phổ cập kỹ năng số cơ bản. 100% các đơn vị xây dựng hồ sơ đề xuất cấp độ An toàn thông tin mạng.
Thực hiện các giải pháp đảm bảo an toàn thông tin, phòng chống mã
độc đối với hệ thống an toàn, an ninh thông tin mạng tại đơn vị.
Triển khai đầy đủ các nhiệm vụ bảo đảm an toàn thông tin mạng. Định
kỳ, đột xuất thực hiện kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin mạng, tổ chức ứng
cứu sự cố an toàn thông tin mạng đối với các hệ thống công nghệ thông tin của
đơn vị. 100% hệ thống thông tin của đơn vị được đảm bảo an toàn thông tin, an
ninh mạng theo hồ sơ cấp độ an toàn thông tin được phê duyệt và đánh giá đạt
yêu cầu an toàn thông tin, an ninh mạng trước khi đưa vào vận hành sử dụng,
khai thác.
Phát triển chính quyền số
Thực hiện công tác số hóa hồ sơ, kết quả thủ tục hành chính trong tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính; cung cấp dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước mức độ toàn trình đối với các thủ tục hành chính đủ điều kiện theo quy định tại Nghị định số 42/2022/NĐ-CP ngày 24/6/2022 của Chính phủ quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng. Duy trì và triển khai các nhiệm vụ nhằm nâng cao chỉ số xếp hạng chuyển đổi số (DTI) của ngành trong tỉnh.
Với những mục tiêu, giải pháp trên tin rằng công tác chuyển đổi số của ngành Y tế sẽ triển khai thực hiện hiệu quả tại các đơn vị y tế trong tỉnh, góp phần vào sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân trong tỉnh./.