• :
  • :
Trung tâm kiểm soát bệnh tật Thái Bình: Chuyên nghiệp - Tận tâm - Vì cộng đồng
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tập huấn chuyên môn về sơ cứu và xử trí các trường hợp rắn độc cắn

Chiều ngày 24/6, Bệnh viện Đa khoa huyện Vũ Thư tổ chức tập huấn chuyên môn về sơ cứu và xử trí các trường hợp rắn độc cắn cho toàn bộ bác sĩ, điều dưỡng và dược sĩ của Bệnh viện. 

Mùa mưa, thời tiết nồm, ẩm là điều kiện thuận lợi để loài rắn sinh sôi và phát triển, đặc biệt là các loại rắn độc. Khi bị rắn độc cắn nếu sơ cứu không đúng cách, nạn nhân có nguy cơ bị hoại tử, nhiễm trùng máu, thậm chí là tử vong. Vì vậy, nhận biết rắn độc cắn và sơ cứu ban đầu đúng cách là vô cùng cần thiết.

Tại buổi tập huấn, các đại biểu được Bác sĩ CKI Quản Văn Huy, Trưởng khoa Cấp cứu - Hồi sức tích cực - Chống độc - Thận nhân tạo, Bệnh viện Đa khoa huyện Vũ Thư giới thiệu tổng quan về các loại rắn độc và đặc tính của chúng; cách nhận biết, phân biệt rắn có độc và không có độc; hướng dẫn cách xử trí, sơ cấp cứu ban đầu các trường hợp bị rắn cắn và phương pháp điều trị, theo dõi tình trạng bệnh nhân… Buổi tập huấn cũng dành nhiều thời gian để các đại biểu thảo luận, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm qua các ca bệnh thực tế.

Thông qua buổi tập huấn giúp các bác sĩ, điều dưỡng và dược sĩ của Bệnh viện Đa khoa huyện Vũ Thư được nâng cao trình độ chuyên môn, thực hành kỹ năng, đáp ứng tốt nhất yêu cầu nhiệm vụ.

Bác sĩ Huy khuyến cáo: Người dân không nên đi vào các nơi rậm rạp khi không cần thiết, nếu đi thì phải có dụng cụ bảo hộ như: ủng, bao tay, nón rộng vành, gậy xua đuổi...; phát quang các bụi rậm, cây cỏ quanh nhà. Khi bị rắn cắn cần làm sạch vết thương bằng xà bông và nước muối sinh lý, dùng gạc sạch băng kín vùng bị rắn cắn rồi đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Tuyệt đối không được dùng các loại lá, hóa chất đắp lên vết rắn cắn.


Tác giả: Xuân Vạn
Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết