• :
  • :
CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỦA TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT TỈNH THÁI BÌNH
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tỉnh Thái Bình: Chúng ta cần thực phẩm, không cần thuốc lá

Thực hiện Kế hoạch hoạt động Phòng, chống tác hại thuốc lá (PCTHTL) năm 2023, Ban Chỉ đạo (BCĐ) Phòng, chống tác hại thuốc lá tỉnh kết hợp với BCĐ phòng chống thuốc lá các huyện, thành phố cùng các cấp, ngành, đơn vị, địa phương, các tổ chức đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội... triển khai nhiều hoạt động thiết thực về phòng chống tác hại thuốc lá với chủ đề: “ Chúng ta cần thực phẩm, không cần thuốc lá”.

Các hoạt động cụ thể như: tổ chức hội nghị, tập huấn, nói chuyện chuyên đề, ngoại khoá, thi hái hoa dân chủ, sân khấu hoá các hoạt động PCTH thuốc lá tuyên truyền tại đơn vị, trường học, cộng đồng...; sản xuất thông điệp, phóng sự, toạ đàm, video, ... phát trên Đài PT-TH, Báo Thái Bình và đăng tải trên mạng xã hội. Sản xuất sách nhỏ, áp phích, tờ rơi, Bản tin Sức khoẻ...Phối hợp với Hội Phụ nữ, Hội Nông dân trong việc tuyên truyền vận động các hộ gia đình trồng cây thuốc lá chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang trồng các loại hoa màu khác như cây ăn quả, cây gia vị…Tỉnh còn triển khai kế hoạch thanh kiểm tra, giám sát liên ngành về việc thực thi Luật PCTH thuốc lá và xây dựng “Môi trường không khói thuốc” tại 04 khối gồm: Y tế, Giáo dục, Giao thông - Vận tải, Nhà hàng – khách sạn – Cơ sở kinh doanh thuốc lá. Đặc biệt, trong tháng 10 và 11  năm 2023, tỉnh Thái Bình đã tổ chức thành công Hội thi tìm hiểu kiến thức về phòng chống tác hại thuốc lá trường học từ cấp huyện lên cấp tỉnh với sự tham gia tích cực của 55 trường Trung học cơ sở (THCS) tại 08 huyện, thành phố, Hội thi chung kết cấp tỉnh diễn ra vào ngày 12/11. Hội thi là hoạt động giúp cho các em học sinh nâng cao kiến thức và kỹ năng về PCTH của thuốc lá, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác PCTH thuốc lá trên địa bàn tỉnh. Hội thi có sức lan toả mạnh mẽ tới các em học sinh, nhận được rất nhiều sự quan tâm của các, cấp, ngành, chính quyền các cấp, nhất là Ngành Giáo dục, từ đó tạo sự đồng thuận của gia đình, xã hội trong việc ngăn chặn thuốc lá xâm nhập vào học đường và cộng đồng dân cư.

Kết quả đến tháng 11/2023, trên 90% các đơn vị, địa phương của tỉnh đã thành lập BCĐ phòng, chống tác hại thuốc lá và triển khai các hoạt động PCTH của thuốc lá cụ thể. Tỷ lệ hút thuốc nam giới tại tỉnh Thái Bình năm 2015 là 47,2%, đến năm 2018 tỷ lệ này là 45,3% (giảm 1,9%). Đến nay, ý thức chấp hành các quy định của Luật PCTH của thuốc lá của các cấp, ngành, nhân dân đã được nâng lên rõ rệt, nhất là đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, không có người hút thuốc tại các chỗ đông người, những người nghiện thuốc đã có ý thức hút thuốc đúng nơi quy định. Nhiều người đã thực hiện giảm hút thuốc và cai thuốc thành công. Đa số các cơ quan đơn vị đã đưa quy định cấm hút thuốc nơi làm việc vào nội quy chung của đơn vị, tổ chức ký cam kết xây dựng “Môi trường không khói thuốc”. Một số bệnh viện đã xử phạt bằng nhiều hình thức đối với cán bộ, nhân viên hút thuốc. Tại các xe chở khách trên các tuyến của Thái Bình không có hiện tượng hút thuốc trên xe. Những huyện trồng nhiều cây thuốc lào như huyện Quỳnh Phụ, Tiền Hải, Thái Thuỵ..., tại một số xã đã có sự chuyển đổi sang trồng các cây ăn quả, cây gia vị thay cho cây thuốc lào.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện công tác PCTHTL, bên cạnh những kết quả đạt được thì vẫn còn những hạn chế, khó khăn nhất định. Cụ thể, do thuốc lá là mặt hàng rẻ, dễ mua, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới đa dạng, tinh vi, khó kiểm soát, ảnh hưởng tới công tác quản lý, kiểm tra, giám sát và hiệu quả hoạt động.Tình trạng vi phạm quy định cấm hút thuốc lá tại nơi làm việc và nơi công cộng tuy đã giảm nhưng vẫn còn phổ biến. Ở một số cơ quan, địa phương, việc thực thi Luật PCTH thuốc lá còn mang tính hình thức, lãnh đạo chưa thực sự quan tâm đến hoạt động phòng, chống tác hại thuốc lá. Phần lớn các đơn vị, địa phương chưa có kinh phí cho hoạt động PCTHTL mà chủ yếu là sử dụng kinh phí hỗ trợ của Quỹ PCTHTL cho BCĐ PCTHTL của tỉnh để phối hợp thực hiện. Công tác thanh, kiểm tra, giám sát hoạt động PCTHTL việc xử phạt còn hạn chế, phần lớn chỉ nhắc nhở với các trường hợp vi phạm Luật PCTHTL.

     Để duy trì và phát triển công tác phòng, chống tác hại thuốc lá tại tỉnh trong năm tới, BCĐ phòng, chống tác hại thuốc lá của tỉnh đã đề ra những giải pháp cụ thể như:  Kiện toàn Ban Chỉ đạo Phòng, chống tác hại thuốc lá các cấp, các ngành, các địa phương. Tăng cường công tác tuyên truyền, phố biến rộng rãi về tác hại của việc sử dụng thuốc lá, lợi ích của việc thực hiện môi trường không khói thuốc, các quy định của Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá và các văn bản hướng dẫn. Tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua xây dựng: “Môi trường không khói thuốc”.Nghiên cứu đánh giá việc thực hiện các quy định của Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá và các văn bản hướng dẫn. Đa dạng hoá tuyên truyền theo nhiều hình thức: nói chuyện chuyên đề, ngoại khoá, sân khấu hoá, thi hái hoa dân chủ, thi Rung chuông vàng, thi trắc nghiệm Internet trên mạng xã hội tìm hiểu kiến thức về PCTHTL...Lồng ghép nội dung giáo dục về PCTHTL trong trường THPT và THCS. Nâng cao năng lực cho mạng lưới thanh tra, kiểm tra, giám sát liên ngành về phòng, chống tác hại thuốc lá. Tăng cường kiểm tra và xử lý nghiêm những cá nhân, tổ chức vi phạm Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá. Phối hợp tốt với các cấp, ngành, đơn vị, địa phương để triển khai hiệu quả các hoạt động PCTHTL, nhằm thực hiện mục tiêu của Chiến lược Quốc gia PCTHTL đến năm 2030 của tỉnh Thái Bình.


Tác giả: Thanh Tâm
Tổng số điểm của bài viết là: 15 trong 3 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
CHUYÊN MỤC
LIÊN KẾT WEB