• :
  • :
CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỦA TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT TỈNH THÁI BÌNH
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Trong tháng 11: Số ca mắc Sốt xuất huyết trên địa bàn huyện Hưng Hà đã giảm đáng kể

Theo số liệu của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, tính từ đầu năm đến ngày 20/11/2019, trên địa bàn huyện Hưng Hà ghi nhận 56 ca mắc Sốt xuất huyết (SXH) lâm sàng, trong đó đã xác định 48 ca dương tính với Sốt xuất huyết.
Số ca mắc Sốt xuất huyết xảy ra ở 26/35 xã, thị trấn. Huyện Hưng Hà hiện đang là địa phương có số lượng bệnh nhân mắc Sốt xuất huyết nội sinh nhiều nhất tỉnh với 18 ca mắc, xảy ra tại thị trấn Hưng Hà và các xã Chí Hòa, Thống Nhất, Tây Đô, Minh Khai, Văn Cẩm, Độc Lập.
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, UBND huyện Hưng Hà đã xây dựng và triển khai kế hoạch phòng, chống dịch Sốt xuất huyết trên phạm vi toàn huyện; thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Sốt xuất huyết và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên. Chỉ đạo các xã, thị trấn triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch, đánh giá tình hình, ứng phó kịp thời khi dịch có nguy cơ lan rộng. Tăng cường công tác giám sát, phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh SXH để có biện pháp xử lý kịp thời. Tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc chủ động phòng, chống dịch.
Để công tác phòng, chống, dập dịch đạt hiệu quả cao, Trung tâm Y tế huyện đã thành lập 2 đội cơ động phòng, chống dịch và xử lý môi trường. Trung tâm còn hỗ trợ các xã có dịch sốt xuất huyết nội sinh sử dụng 2 máy phun UNV, cử cán bộ hướng dẫn cách pha hóa chất và phun thuốc xử lý môi trường. Cung cấp các loại hóa chất phục vụ công tác phòng, chống dịch cho các xã trọng điểm có bệnh nhân nội sinh và hóa chất dự phòng cho 35 xã, thị trấn, sẵn sàng xử lý khi có dịch xảy ra. Nhờ thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng, chống và dập dịch nên trong tháng 11 số ca mắc sốt xuất huyết trên địa bàn huyện đã giảm đáng kể so với các tháng trước đó. Tuy nhiên, Trung tâm Y tế huyện Hưng Hà không chủ quan, lơ là với dịch bệnh mà vẫn tiếp tục tuyên truyền các biện pháp phòng, chống bệnh SXH và các dịch bệnh mùa đông - xuân để nhân dân biết và tham gia thực hiện; chủ động nắm chắc tình hình và triển khai công tác dập dịch tại những xã có ca mắc, đặc biệt là những xã có ca mắc SXH nội sinh. Tiếp tục phát động toàn dân tổng vệ sinh môi trường, xử lý môi trường phòng, chống dịch SXH, duy trì tổng vệ sinh môi trường, diệt loăng quăng, bọ gậy tại cộng đồng. Đảm bảo cung cấp đủ hóa chất và hỗ trợ phương tiện, nhân lực, hướng dẫn kỹ thuật cho các địa phương trong công tác xử lý môi trường phòng, chống dịch bệnh, không để biến chứng nặng và tử vong./.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
CHUYÊN MỤC
LIÊN KẾT WEB