• :
  • :
Trung tâm kiểm soát bệnh tật Thái Bình: Chuyên nghiệp - Tận tâm - Vì cộng đồng
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tuần qua, Thái Bình ghi nhận 10 ca mắc sốt xuất huyết

Trong tuần qua, Thái Bình ghi nhận thêm 10 ca mắc sốt xuất huyết, tăng 2 ca so với tuần trước. Cộng dồn từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh ghi nhận 278 ca mắc, trong đó 157 ca nội sinh, không ghi nhận trường hợp tử vong do sốt xuất huyết.

Dự báo, khi thời tiết mưa nhiều như hiện nay, số ca mắc sốt xuất huyết sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới, ngành Y tế đề nghị các địa phương tiếp tục tổ chức đợt cao điểm ra quân tổng vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy và truyền thông về phòng, chống sốt xuất huyết. Đồng thời, tiếp tục tổ chức kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống dịch bệnh tại các khu vực có nhiều ca bệnh, ổ dịch phức tạp, khu vực nguy cơ cao, để đánh giá tình hình dịch bệnh, triển khai các hoạt động đáp ứng phù hợp và kịp thời.

Sốt xuất huyết hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu sốt xuất huyết, chủ yếu chữa triệu chứng và theo dõi dấu hiệu cảnh báo. Bệnh nhân cần nhập viện khi có một trong các dấu hiệu như xuất huyết niêm mạc, chảy máu răng, mũi, tiêu hóa; đau bụng vùng gan; nôn nhiều; xét nghiệm tiểu cầu giảm nhanh và máu cô đặc; nước tiểu ít.

Triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết dễ nhầm với sốt virus thông thường, khiến người bệnh chủ quan không đi khám bệnh, sai lầm này làm bệnh dễ trở nặng, gây nhiều biến chứng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Nhiều người cho rằng muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết chỉ ở ao tù nước đọng công cộng, cống rãnh...Tuy nhiên, muỗi vằn cư trú ở những nơi nước trong để lâu ngày như bể nước cá cảnh, bình cắm lọ hoa lưu nước, hòn non bộ, nước mưa đọng tại những mảnh bát vỡ …Vì vậy, cần loại bỏ những vật dụng chứa nước tồn đọng là nơi cho muỗi vằn sinh sản và phát triển./.


Tác giả: Hoàng Thía
Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết