• :
  • :
CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỦA TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT TỈNH THÁI BÌNH
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Thái Bình: Duy trì, nâng cao chất lượng các chương trình phòng, chống HIV/AIDS

Trong 9 tháng năm 2022, dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh cơ bản kiểm soát tốt, tạo điều kiện cho các chương trình phòng, chống HIV/AIDS triển khai một cách đồng bộ, thuận tiện và tới tận cộng đồng hơn. Các địa phương đã triển khai toàn diện các nội dung chương trình gắn liền với các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Ngành Y tế với vai trò nòng cốt, luôn chủ động tham mưu triển khai nhiều giải pháp hoạt động; Các chương trình can thiệp, giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS được chú trọng, triển khai rộng khắp; Đẩy mạnh điều trị ARV cho người nhiễm HIV; điều trị nghiện các dạng thuốc phiện bằng Methadone và Dự phòng lây truyền từ mẹ sang con...

Bắt đầu từ tháng 4/2022, tỉnh Thái Bình được chọn là một trong số tỉnh triển khai thí điểm hoạt động tự xét nghiệm HIV online. Tính đến hết tháng 9, đã có hơn 200 khách hàng tham gia đánh giá nguy cơ, 177 khách hàng nhận test và thực hiện xét nghiệm.

9 tháng năm 2022, Thái Bình phát hiện 43 người nhiễm HIV mới; toàn tỉnh hiện có 10/10 cơ sở điều trị HIV/AIDS cấp thuốc ARV qua nguồn quỹ BHYT, hiện có 1.360 bệnh nhân đang điều trị ARV, trong đó có 29 trẻ em. Tất cả bệnh nhân tuân thủ tốt, không phát hiện tai biến trong điều trị. Thuốc ARV không chỉ cung cấp từ nguồn BHYT mà cung cấp cả từ nguồn dự án và từ ngân sách nhà nước. Có 301 đối tượng nguy cơ cao và người dân có nhu cầu được điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (Prep) cho các đối tượng nguy cơ cao và người dân. 100% bệnh nhân đang điều trị ARV đến khám và lấy thuốc hàng tháng được sàng lọc lao, trong 9 tháng qua, đã phát hiện 10 bệnh nhân đồng nhiễm Lao/HIV được tư vấn đưa đưa vào điều trị lao và HIV;

Ngoài ra, chương trình đã phối hợp với các bệnh viện đa khoa và trung tâm y tế huyện, thành phố triển khai điều trị Viêm gan C miễn phí trên bệnh nhân đồng nhiễm Viêm gan C/HIV và bệnh nhân đang điều trị Methadone nhiễm Viêm gan C. Tính đến hết tháng 9/2022, có 257 bệnh nhân thuộc đối tượng trên đang điều trị Viêm gan C.

Công tác can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV được triển khai thường xuyên qua nhiều hệ thống; chương trình đã phối hợp với tổ chức phát triển vì cộng đồng (SCDI) của Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam tại tỉnh Thái Bình tổ chức nhiều diễn đàn, nhiều sự kiện về hoạt động can thiệp giảm tác hại. Trong 9 tháng, toàn tỉnh đã cấp phát được hơn 300.000 chiếc bao cao su, hơn 305.000 bơm kim tiêm sạch ...

Trước những diễn biến phức tạp của HIV/AIDS, độ bao phủ của các dịch vụ còn hạn chế; tình trạng kì thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS tuy đã giảm nhiều nhưng vẫn còn phổ biến, khiến người nhiễm và người có hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV không dám tiếp cận các dịch vụ liên quan;  Kinh phí hỗ trợ từ các tổ chức đã cắt giảm, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng của các chương trình.... Thời gian tới, Thái Bình tiếp tục mở rộng và đổi mới các hoạt động truyền thông, can thiệp giảm hại và dự phòng lây nhiễm HIV; Mở rộng đa dạng hóa các loại hình tư vấn xét nghiệm HIV; đẩy mạnh xét nghiệm HIV dựa vào cộng đồng; tự xét nghiệm; Giám sát chặt chẽ tình hình diễn biến HIV/AIDS ở các nhóm có hành vi nguy cơ cao; Duy trì, nâng cao chất lượng điều trị HIV/AIDS.


Tác giả: Hoàng Thía
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
CHUYÊN MỤC
LIÊN KẾT WEB