Công văn số 23/CĐYT của Công đoàn ngành Y tế Thái Bình: Tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19
Ngày 22 tháng 02 năm 2021, Công đoàn ngành Y tế Thái Bình đã ban hành Công văn số 23/CĐYT về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19.
Trước tình hình dịch bệnh Covd-19 đang bùng phát tại nhiều địa phương trên cả nước, thực hiện sự chỉ đạo của Liên đoàn Lao động tỉnh Thái Bình về tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19; Ban Thường vụ Công đoàn ngành Y tế đề nghị các Công đoàn cơ sở trực thuộc triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:
1. Tiếp tục quán triệt sâu sắc phương châm "Chống dịch như chống giặc", phối hợp với lãnh đạo đơn vị tuyên truyền vận động cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch tại nơi làm việc theo khuyến cáo của Bộ Y tế và các chỉ đạo của tỉnh.
2. Tuyên truyền, phổ biến đến đoàn viên, người lao động và thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo về phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trong tình hình mới. Xác định công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trong đội ngũ CNVC-LĐ là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong thời điểm hiện nay nhằm góp phần ngăn ngừa, kiểm soát và không để dịch bệnh lây lan. Thực hiện thông điệp 5K của Bộ Y tế “Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tập trung - Khai báo y tế”; không đi, đến những địa phương có dịch; hạn chế tối đa việc di chuyển khỏi địa phương, đi du xuân, đi ra tỉnh ngoài.
3. Tranh thủ sự chỉ đạo của cấp ủy Đảng; phối họp và đề nghị chính quyền, chuyên môn, lãnh đạo đơn vị, doanh nghiệp trang bị đầy đủ phương tiện phòng hộ như khẩu trang, găng, mũ, áo và các phương tiện cần thiết khác; Quan tâm công tác vệ sinh, phòng chống dịch như: Phun thuốc, tiêu độc khử trùng vệ sinh nơi làm việc; tổ chức các điểm rửa tay, sát khuẩn, đo thân nhiệt, đảm bảo môi trường làm việc an toàn ...; Thực hiện nghiêm túc Hướng dẫn số 1133/BYT-MT ngày 09/3/2020 của Bộ Y tế về phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tại nơi làm việc, ký túc xá của người lao động. Dừng các hoạt động hội họp và các sự kiện tập trung đông người khi không cần thiết, trường hợp cần thiết thì phải được cấp có thẩm quyền cho phép và yêu cầu phải thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế, của tỉnh, địa phương.
4. Vận động và yêu cầu cán bộ, đoàn viên, CNVC-LĐ trong cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thực hiện:
- Cài đặt phần mềm ứng dụng Bluezone để được cảnh báo nguy cơ lây nhiễm và phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19. Thực hiện nghiêm túc các quy định về khai báo y tế để phát hiện, truy vết các trường họp có nguy cơ lây nhiễm.
- Đo nhiệt độ tại nơi làm việc. Đeo khẩu trang phù họp, đúng cách. Vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên dưới vòi nước chảy bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn thông thường ít nhất 20 giây; súc miệng, họng bằng nước xúc miệng, tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng để phòng lây nhiễm bệnh.
- Không tham gia lễ hội tập trung đông người. Không đến các vùng có dịch bệnh. Hạn chế đến các nơi tập trung đông người. Trong trường họp đến các nơi tập trung đông người cần thực hiện các biện pháp bảo vệ cá nhân như sử dụng khẩu trang, vệ sinh tay, giữ khoảng cách...
- Khi có biểu hiện ho, sốt hoặc dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh phải ở nhà, đeo khẩu trang, thông báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời. Các trường họp trở về từ vùng có dịch thì phải tuân thủ chặt chẽ các biện pháp cách ly, theo dõi sức khỏe và tiến hành xét nghiệm theo quy định.
- Thực hiện nghiêm kỷ luật phát ngôn; chủ động đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái thù địch, lợi dụng tình hình dịch bệnh để tung tin, bịa đặt gây ảnh hưởng tiêu cực trong cộng đồng, làm ảnh hưởng đến đời sống, việc làm của người lao động. Bình tĩnh chủ động ứng phó mọi tình huống; tuyệt đối không chủ quan, lơ là nhưng không gây hoang mang, mất ổn định.
5. Yêu cầu cán bộ, đoàn viên, CNVC-LĐ trong các cơ sở khám, chữa bệnh:
- Thực hiện nghiêm túc các quy chế chuyên môn, đặc biệt là quy chế thường trực, quy chế cấp cứu, hồi sức tích cực và chống độc; Thường trực chống dịch 24/24 giờ. Tham gia chống dịch và các nhiệm vụ chuyên môn khác về phòng, chống dịch khi được phân công.
- Tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp phòng ngừa cho nhân viên y tế, kiểm soát nhiễm khuẩn, xử lý môi trường và chất thải bệnh viện để phòng chống lây nhiễm đối với cán bộ y tế tại các cơ sở khám, chữa bệnh và các văn bản hiện hành về kiểm soát nhiễm khuẩn, xử lý chất thải, vệ sinh môi trường.
6. Chủ động phối họp với chuyên môn đề xuất thực hiện chế độ về phụ cấp thường trực, phụ cấp chống dịch, phụ cấp thường trực chống dịch 24/24 giờ, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật, các chế độ làm việc ngoài giờ khác cho đoàn viên, người lao động theo quy định. Chăm lo ăn, nghỉ, sinh hoạt để đảm bảo sức khỏe cho cán bộ y tế đang làm nhiệm vụ.
7. Rà soát cán bộ y tế trong đơn vị đang trực tiếp làm công tác khám, chữa bệnh và phòng, chống dịch bệnh COVID-19 có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn; Phát hiện kịp thời trường hợp đoàn viên, người lao động bị lây nhiễm COVID-19 và báo cáo ngay về Văn phòng Công đoàn ngành Y tế Thái Bình.
8. Chủ động nắm bắt tình hình tư tưởng, tâm tư, nguyện vọng của đoàn viên, CNVC-LĐ. Tổng họp phản ánh khó khăn, vướng mắc của đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh để kịp thời chăm lo, hỗ trợ và tham gia giải quyết có hiệu quả.
9. Động viên, khen thưởng kịp thòi các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Đề xuất Công đoàn cấp trên khen thưởng theo quy định.
Nguyễn Hiệu