• :
  • :
CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỦA TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT TỈNH THÁI BÌNH
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Hướng dẫn triển khai hoạt động dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con

Theo Quyết định số 3047/QĐ-BYT, ngày 22/7/2015 của Bộ Y tế về việc “ Hướng dẫn quản lý, điều trị và chăm sóc HIV/AIDS”
1. Hướng dẫn về chuyên môn:

1. 1 Thực hiện tư vấn xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai (PNMT)
- Lồng ghép việc tư vấn xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai tại các cơ sở y tế trong toàn tỉnh.
- Việc xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai cần được thực hiện trong ba tháng đầu của thai kỳ hoặc trong lần khám thai đầu tiên.
- Những thai phụ được xác định nhiễm HIV cần được kết nối ngay với cơ sở điều trị HIV/AIDS (phòng khám ngoại trú) để được điều trị kịp thời ARV và dự phòng lây truyền HIV từ  mẹ sang con.

1.2. Điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con:

* Điều trị ARV cho PNMT cho con bú nhiễm HIV
Thực hiện theo hướng dẫn quy định tại Quyết định số 3047/QĐ-BYT, ngày 22/7/2015 của Bộ Y tế về việc ban hành “Hướng dẫn quản lý, điều trị và chăm sóc HIV/AIDS”.
- Chỉ định điều trị ARV cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV và mẹ nhiễm HIV cho con bú không phụ thuộc vào giai đoạn lâm sàng và số lượng tế bào CD4, không phụ thuộc các giai đoạn của thai kỳ. Điều trị ARV trong suốt thời kỳ mang thai, trong khi chuyển dạ sinh và sau khi sinh con và tiếp tục điều trị suốt đời. Phác đồ điều trị: TDF + 3TC (hoặc FTC) + EFV.
- Phụ nữ đang điều trị ARV thì tiếp tục điều trị ARV, đánh giá giai đoạn lâm sàng và miễn dịch ngay khi phát hiện mang thai để đánh giá hiệu quả của phác đồ đang điều trị.
- Phụ nữ mang thai sàng lọc có HIV dương tính trong quá trình chuyển dạ, đẻ: điều trị phác đồ nêu trên. Nếu sau đó khẳng định nhiễm HIV thì điều trị thuốc ARV suốt đời, nếu không nhiễm HIV thì dừng thuốc.
- Phụ nữ sau khi sinh con được chẩn đoán nhiễm HIV: Nếu không cho con bú thì áp dụng tiêu chuẩn điều trị như đối với những người nhiễm HIV khác. Nếu cho con bú cần điều trị ARV ngay cho mẹ và xem xét việc điều trị dự phòng cho con.

- Điều trị dự phòng cho trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV: NVP là thuốc ARV ưu tiên được sử dụng cho trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV: Uống siro NVP 1 lần/ngày ngay sau khi sinh đến 6 -12 tuần tuổi theo hướng dẫn cụ thể tại Quyết định số 3047/QĐ-BYT, ngày 22/7/2015 của Bộ Y tế về việc ban hành “ Hướng dẫn quản lý, điều trị và chăm sóc HIV/AIDS”;

1.3. Dinh dưỡng
- Cần thảo luận kỹ với bà mẹ ngay trước khi sinh về chế độ nuôi dưỡng trẻ phù hợp và về quyết định nuôi con
+ Phân tích hoàn cảnh gia đình của người mẹ
+ Cân nhắc các lợi ích cũng như nguy cơ của việc lựa chọn phương án nuôi con
+ Các yếu tố cần thiết để tối ưu hóa lựa chọn nuôi con của người mẹ: Điều trị ARV cho mẹ và con nếu lựa chọn nuôi con bằng sữa mẹ; các yếu tố cần và đủ dinh dưỡng nếu nuôi con bằng sữa ăn thay thế.
- Duy trì các can thiệp sau sinh như tiêm chủng và các dịch vụ khác.

- Các điều kiện cần thiết nếu cho con ăn sữa thay thế:
+ Mẹ có nguyện vọng nuôi con bằng sữa thay thế
+ Việc cho con ăn sữa thay thế là khả thi (có thể mua được sữa, có nước sạch,…)
+ Mẹ đủ tiền để mua sữa cho con
+ Việc mua sữa có thể duy trì lâu dài
+ Việc cho con ăn sữa thay thế là an toàn: Có khả năng chuẩn bị sữa và cho con ăn an toàn.

- Nếu lựa chọn bú mẹ:
+ Bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu
+ Cho ăn bổ sung thích hợp khi trẻ được 6 tháng và tiếp tục cho bú đến 12 tháng
+ Chỉ cai sữa khi có thể cung cấp đủ chế độ ăn an toàn và đủ dinh dưỡng cho bé
+ Việc tuân thủ thuốc ARV của mẹ và con là rất quan trọng trong việc phòng ngừa lây truyền HIV qua bú mẹ

- Trong một số ít trường hợp mẹ không điều trị ARV:
+ Nên cho con ăn sữa thay thế
+ Cần hỗ trợ mẹ trong việc nuôi dưỡng trẻ bằng sữa thay thế

1.4. Chăm sóc sau sinh
- Trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV nên được chuyển đến theo dõi và điều trị tại phòng khám ngoại trú (PKNT). Trẻ cần được theo dõi toàn diện về phát triển tinh thần, thể chất, điều trị dự phòng nhiễm trùng cơ hội bằng cotrimoxazole khi trẻ được 4-6 tuần tuổi.
- Tất cả trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV cần được lấy mẫu máu chẩn đoán sớm khi trẻ được 4-6 tuần tuổi để khẳng định tình trạng HIV của trẻ. Trẻ có kết quả PCR lần 1 dương tính, cần được điều trị ARV ngay theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

2. Hướng dẫn thực hiện:

2.1. Tại Trạm Y tế xã/phường/thị trấn
Cung cấp thông tin truyền thông phòng, chống HIV/AIDS cho phụ nữ mang thai và giới thiệu các dịch vụ phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con hiện có trên địa bàn tỉnh.
Tư vấn, xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai lồng ghép trong các tư vấn chăm sóc sức khỏe trong thai kỳ.

2.2. Tại Trung tâm Y tế huyện/thành phố
Tổ chức giao ban hàng tháng, quý với các Trạm y tế xã/phường/thị trấn tăng cường công tác tư vấn cho phụ nữ mang thai về việc cần thiết và lợi ích của xét nghiệm HIV sớm trong giai đoạn mang thai và các dịch vụ dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con hiện có trên địa bàn tỉnh.

2.3. Bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tuyến tỉnh/huyện/thành phố:

2.3.1. Tại cơ sở sản khoa
a) Đối với PNMT chưa biết tình trạng nhiễm HIV
          - Thực hiện tư vấn và xét nghiệm sàng lọc HIV ngay lần khám thai đầu tiên.
- Tiếp nhận kết quả xét nghiệm sàng lọc và xử trí kết quả:

+ Nếu kết quả xét nghiệm sàng lọc HIV âm tính
- Thông báo, giải thích kết quả xét nghiệm và tư vấn xét nghiệm lại sau 3 tháng nếu phụ nữ mang thai có hành vi nguy cơ cao lây nhiễm HIV.
- Ghi rõ ngày làm xét nghiệm và kết quả xét nghiệm sàng lọc HIV vào sổ khám thai để tránh phụ nữ mang thai phải xét nghiệm nhiều lần.

+ Nếu kết quả xét nghiệm sàng lọc dương tính
- Giải thích ý nghĩa của kết quả XN (không thông báo kết quả XN)
- Ghi lại thông tin liên hệ của phụ nữ mang thai và người nhà (địa chỉ, số điện thoại liên lạc)
- Hẹn sau 7 ngày phụ nữ mang thai quay lại nhận kết quả khẳng định nhiễm HIV.
- Tiếp nhận kết quả xét nghiệm khẳng định HIV và trả cho phụ nữ mang thai chậm nhất trong vòng 72 giờ kể từ khi nhận được từ Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh.

+ Nếu kết quả XN khẳng định dương tính
- Tư vấn và giới thiệu phụ nữ mang thai đến cơ sở chăm sóc điều trị HIV/AIDS nơi gần nhất để được quản lý điều trị ARV liên tục, lâu dài.
- Liên hệ với cơ sở điều trị HIV/AIDS trước khi chuyển gửi để phụ nữ mang thai được tiếp nhận kịp thời.
- Tiếp tục thực hiện quy trình quản lý thai sản theo quy định Bộ Y tế.
+ Nếu kết quả XN khẳng định không xác định: Tư vấn và khuyến khích phụ nữ mang thai làm xét nghiệm lại sau 03 tháng.
+ Nếu kết quả XN khẳng định âm tính: Tư vấn và trả kết quả xét nghiệm cho phụ nữ mang thai.
b) Đối với phụ nữ mang thai đã có kết quả xét nghiệm khẳng định HIV dương tính từ lần mang thai trước hoặc trước khi đến khám thai
- Tư vấn và giới thiệu phụ nữ mang thai đến cơ sở chăm sóc điều trị HIV/AIDS nơi gần nhất để được quản lý và điều trị.
- Liên hệ với cơ sở chăm sóc điều trị HIV/AIDS trước khi chuyển gửi để phụ nữ mang thai được tiếp nhận kịp thời.
 - Tiếp tục thực hiện quy trình quản lý thai sản theo quy định.
c) Tiếp nhận, quản lý phụ nữ mang thai trong giai đoạn chuyển dạ
- Tư vấn và lấy mẫu xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai càng sớm càng tốt
- Trường hợp phụ nữ mang thai có kết quả xét nghiệm sàng lọc HIV dương tính khi chuyển dạ:
+ Tư vấn tóm tắt về điều trị ARV
+ Chỉ định điều trị ARV cho mẹ, con uống thuốc Nevirapine (NVP) theo phác đồ
- Hẹn sản phụ sau 7 ngày quay lại nhận kết quả khẳng định nhiễm HIV.
- Tiếp nhận kết quả xét nghiệm khẳng định HIV và trả cho sản phụ chậm nhất trong vòng 72 giờ kể từ khi nhận được từ Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh.
 - Trường hợp kết quả khẳng định là dương tính thì tiếp tục điều trị ARV cho mẹ và dự phòng cho con.
 - Tư vấn và giới thiệu sản phụ đến cơ sở chăm sóc điều trị HIV/AIDS nơi gần để được quản lý điều trị ARV liên tục, lâu dài.
- Liên hệ với cơ sở điều trị HIV/AIDS trước khi chuyển gửi để sản phụ được tiếp nhận kịp thời.
 - Nếu kết quả xét nghiệp khẳng định HIV âm tính thì ngừng điều trị cả mẹ và con.
d) Tiếp nhận, quản lý phụ nữ mang thai đã được điều trị ARV
 - Trường hợp phụ nữ mang thai đang điều trị ARV hoặc đã điều trị ARV từ trước khi có thai thì tiếp tục điều trị theo phác đồ hiện tại và dự phòng Nevirapine (NVP) cho con sau sinh.
- Thực hành sản khoa an toàn
- Tư vấn cho bà mẹ và gia đình về việc lựa chọn phương thức nuôi dưỡng trẻ

2.3.2. Tại Bệnh viện Phụ sản tỉnh
 - Thực hiện tư vấn và xét nghiệm sàng lọc HIV ngay lần khám thai đầu tiên.
 - Trường hợp phụ nữ mang thai có kết quả xét nghiệm sàng lọc HIV dương tính khi chuyển dạ:
+ Tư vấn tóm tắt về điều trị ARV
+ Chỉ định điều trị ARV cho mẹ, cho con uống siro Nevirapine (NVP) theo phác đồ .
- Hẹn sản phụ sau 7 ngày quay lại nhận kết quả khẳng định nhiễm HIV.
- Tiếp nhận kết quả xét nghiệm khẳng định HIV và trả cho sản phụ chậm nhất trong vòng 72 giờ kể từ khi nhận được từ Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh.
- Trường hợp kết quả khẳng định là dương tính thì tiếp tục điều trị ARV cho mẹ và dự phòng cho con.
 - Tư vấn và giới thiệu sản phụ đến cơ sở chăm sóc điều trị HIV/AIDS nơi gần để được quản lý điều trị ARV liên tục, lâu dài.
- Liên hệ với cơ sở điều trị HIV/AIDS trước khi chuyển gửi để sản phụ được tiếp nhận kịp thời.
 - Nếu kết quả xét nghiệp khẳng định HIV âm tính thì ngừng điều trị cả mẹ và con.
- Lưu ý: Nhiều sản phụ sau đẻ 3 – 4 ngày đã xuất viện trong khi chưa có kết quả khẳng định HIV do đó cần lấy số điện thoại, địa chỉ chi tiết của Sản phụ và người nhà để liên hệ tránh tình trạng mất dấu người nhiễm HIV.

2.3.3. Tại khoa Xét nghiệm
          - Thực hiện xét nghiệm sàng lọc HIV cho phụ nữ mang thai
          - Trả kết quả xét nghiệm sàng lọc HIV ngay khi có kết quả sàng lọc.
          - Chuyển mẫu máu có kết quả sàng lọc dương tính đến Trung tâm phòng chống HIV/AIDS trong vòng 48 giờ để làm xét nghiệm khẳng định.
 
2.3.4.Tại cơ sở điều trị HIV/AIDS

* Phòng khám ngoại trú người lớn:
 - Tiếp nhận điều trị tất cả các trường hợp phụ nữ nhiễm HIV sau đẻ từ cơ sở sản khoa chuyển đến.
- Lập hồ sơ quản lý và theo dõi phụ nữ mang thai nhiễm HIV
- Điều trị ARV ngay và suốt đời cho PNMT bằng phác đồ Tenofovir/ Lamivudine/ Efavirenz (TDF/3TC/EFV) ưu tiên liều phối hợp.
- Tư vấn tuân thủ điều trị và các tư vấn hỗ trợ khác
- Phối hợp với cơ sở sản khoa trong quá trình theo dõi thai sản.

* Phòng khám ngoại trú Nhi:
- Thực hiện xét nghiệm PCR khi trẻ được 4-6 tuần tuổi hoặc ngay sau đó càng sớm càng tốt
- Dự phòng viêm phổi bằng Cotrimoxazol từ 4-6 tuần tuổi đến khi tình trạng nhiễm HIV của trẻ được khẳng định
- Tư vấn cho người chăm sóc trẻ về dinh dưỡng và tuân thủ điều trị
- Kiểm tra và theo dõi sức khỏe định kỳ cho trẻ sinh ra từ bà mẹ nhiễm HIV, theo dõi sự phát triển thể chất tinh thần của trẻ.
- Điền đầy đủ thông tin vào sổ theo dõi phơi nhiễm với HIV ban hành tại Thông tư 32 về Hướng dẫn chăm sóc điều trị HIV/AIDS
- Xét nghiệm khẳng định tình trạng nhiễm HIV khi trẻ đủ 9-18 tháng tuổi
+ Nếu trẻ đã được khẳng định nhiễm HIV thì điều trị ARV liên tục lâu dài
+ Nếu trẻ không nhiễm HIV thì tiếp tục tư vấn chăm sóc nuôi dưỡng trẻ và phòng lây nhiễm.

2.4. Tại Bệnh viện Đa khoa tư nhân: Lâm Hoa, Hoàng An, Bệnh viện Phụ sản An Đức.

* Đối với PNMT chưa biết tình trạng nhiễm HIV:
- Tư vấn, lấy máu xét nghiệm sàng lọc HIV cho phụ nữ mang thai đến khám ngay lần đầu tiên và quản lý thai nghén theo quy định
- Nếu kết quả xét nghiệm sàng lọc HIV âm tính: tư vấn xét nghiệm lại sau 3 tháng nếu phụ nữ mang thai có hành vi nguy cơ nhiễm HIV
- Nếu kết quả xét nghiệm sàng lọc HIV dương tính: Chuyển mẫu máu đến Trung tâm phòng chống HIV/AIDS trong vòng 24 giờ để làm xét nghiệm khẳng định HIV. Ghi lại thông tin liên hệ ( địa chỉ chi tiết, số điện thoại của PNMT và người nhà).

* Đối với PNMT đã có kết quả XN khẳng định HIV dương tính:
- Tư vấn và chuyển phụ nữ mang thai đến cơ sở chăm sóc điều trị HIV/AIDS gần nhất để được quản lý, điều trị ARV.
- Liên hệ với cơ sở chăm sóc điều trị HIV/AIDS trước khi chuyển gửi để PNMT được tiếp nhận kịp thời
- Tiếp tục thực hiện quản lý thai sản theo quy định

2.5. Tại các phòng khám thai tư nhân:
- Tư vấn cho phụ nữ mang thai về lợi ích của việc xét nghiệm HIV sớm trong giai đoạn mang thai.
- Hướng dẫn phụ nữ mang thai đến cơ sở có thực hiện tư vấn xét nghiệm HIV và các dịch vụ dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con trên địa bàn tỉnh.

2.6. Tại Trung tâm chăm sóc SKSS tỉnh

* Đối với PNMT chưa biết tình trạng nhiễm HIV:
- Tư vấn, lấy máu xét nghiệm sàng lọc HIV cho phụ nữ mang thai đến khám ngay lần đầu tiên và quản lý thai nghén theo quy định
- Nếu kết quả xét nghiệm sàng lọc HIV âm tính: tư vấn xét nghiệm lại sau 3 tháng nếu phụ nữ mang thai có hành vi nguy cơ nhiễm HIV
- Nếu kết quả xét nghiệm sàng lọc HIV dương tính: chuyển mẫu máu đến Trung tâm phòng chống HIV/AIDS trong vòng 24 giờ để làm xét nghiệm khẳng định HIV. Ghi lại thông tin liên hệ ( địa chỉ chi tiết, số điện thoại của phụ nữ mang thai và người nhà).

* Đối với PNMT đã có kết quả xét nghiệm khẳng định HIV dương tính:
- Tư vấn và chuyển phụ nữ mang thai đến cơ sở chăm sóc điều trị HIV/AIDS để được quản lý, điều trị ARV
- Liên hệ với cơ sở chăm sóc điều trị HIV/AIDS trước khi chuyển gửi để phụ nữ mang thai được tiếp nhận kịp thời
- Tiếp tục thực hiện quản lý thai sản theo quy định

2.7. Tại  Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS
- Tiếp nhận mẫu, thực hiện xét nghiệm khẳng định HIV ngay khi nhận được mẫu từ các đơn vị chuyển đến
- Trả kết quả xét nghiệm khẳng định cho đơn vị gửi mẫu theo quy định ngay sau khi có kết quả khẳng đinh

3. Quy trình chyển tiếp dịch vụ trong dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con

3.1. Địa bàn chuyển tiếp (phụ lục kèm theo).
 Triển khai hoạt động dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con tại 8 huyện/thành phố trên địa bàn tỉnh Thái Bình.

* Phụ nữ mang thai được phát  hiện nhiễm HIV trong giai đoạn mang thai
- Khi phụ nữ mang thai được phát hiện nhiễm HIV trong giai đoạn mang thai tại bệnh viện đa khoa huyện nào thì cần chuyển sang phòng khám ngoại trú nơi gần nhất để được điều trị ARV đến suốt đời. Cơ sở sản khoa tiếp tục theo dõi và quản lý thai nghén và cấp thuốc dự phòng cho con đến hết 6 tuần tuổi.
- Các Bệnh viện Đa khoa Thành phố, Hoàng An, Lâm Hoa, bệnh viện Phụ sản An Đức thì PNMT chuyển sang Phòng khám ngoại trú đặt tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh để được điều trị ARV đến suốt đời. Cơ sở sản khoa tiếp tục theo dõi và quản lý thai nghén và cấp thuốc dự phòng cho con đến hết 6 tuần tuổi.

* Phụ nữ mang thai được phát hiện nhiễm HIV trong khi chuyển dạ
- Thực hiện dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con theo hướng dẫn của Bộ Y tế tại khoa sản của 12 BVĐK huyện/thành phố và BV tư nhân Lâm Hoa, Hoàng An, bệnh viện Phụ sản An Đức
- Việc chuyển tiếp sau sinh được thực hiện theo các quy định về địa bàn chuyển tiếp tương tự ở mục “PNMT được phát hiện trong giai đoạn mang thai”.

3.2. Quy trình chuyển tiếp:

* Qui trình chuyển tiếp PNMT nhiễm HIV từ cơ sở sản tới PKNT:
- Cán bộ y tế ghi vào bệnh án/ Sổ theo dõi quản lý chương trình PLTMC về việc giới thiệu phụ nữ nhiễm HIV (giai đoạn mang thai hoặc sau sinh) đến PKNT;
- Tư vấn cho phụ nữ nhiễm HIVvề sự cần thiết khi chuyển tiếp dịch vụ;
- Ghi đầy đủ thông tin vào “Mẫu Phiếu chuyển tiếp điều trị” (thông tư 32).
- Đưa phiếu chuyển cho bệnh nhân hoặc trực tiếp dẫn BN đến (nếu có thể);
- Hướng dẫn cung cấp những thông tin liên quan về cơ sở tiếp nhận ;
- Gọi điện và thông tin cho PKNT nơi BN được chuyển đến; Ghi thời gian bệnh nhân đến PKNT vào hồ sơ bệnh án;
- Gọi điện thoại lại cho bệnh nhân và cơ sở tiếp nhận nếu sau 2 tuần chưa nhận được phản hồi.

* Qui trình chuyển tiếp từ PKNT tới cơ sở sản khoa:
- Tư vấn cho phụ nữ nhiễm HIV về sự cần thiết khi chuyển tiếp dịch vụ
- Ghi vào bệnh án về việc giới thiệu phụ nữ mang thai nhiễm HIV đến cơ sở sản khoa.
- Ghi đầy đủ thông tin vào“Mẫu Phiếu chuyển tiếp điều trị”, đưa phiếu chuyển cho bệnh nhân.
- Hướng dẫn cung cấp những thông tin liên quan về cơ sở tiếp nhận
- Gọi điện và thông tin cho cơ sở sản khoa nơi BN được chuyển đến. Ghi thời gian bệnh nhân đến cơ sở tiếp nhận vào hồ sơ bệnh án
- Gọi điện thoại lại cho bệnh nhân và cơ sở tiếp nhận nếu sau 2 tuần chưa nhận được phản hồi.

* Qui trình tiếp nhận phụ nữ nhiễm HIV và phản hồi:
- Ghi vào hồ sơ bệnh án tên đơn vị chuyển phụ nữ nhiễm HIV (mang thai hoặc sau sinh)
- Phản hồi ngay trong vòng 07 ngày cho cơ sở sản khoa chuyển BN đến bằng cách hoàn thành phần phản hồi của “Mẫu Phiếu chuyển tiếp điều trị”  nhận được, cắt ra chuyển lại cơ sở sản khoa và ghi nhận kết quả  phản hồi bằng điện thoại, email.

* Giấy tờ cần thiết khi chuyển tiếp:
            
+ PNMT/Mẹ nhiễm HIV:

- Mẫu Phiếu chuyển tiếp điều trị
- Kết quả khẳng định dương tính của mẹ (bản sao)
- Bản sao các kết quả xét nghiệm khác: CD4, HBsAg, CTM, ALT/AST, Creatinin (nếu có)
            
+ Con:

- Phiếu chuyển tiếp và giới thiệu dịch vụ
- Kết quả khẳng định dương tính của mẹ (bản sao)

4. Quy trình điều phối và cung ứng thuốc

1. Dự trù và cung ứng
- Cơ sở điều trị HIV/AIDS và cơ sở sản khoa ước tính số PNMT cần điều trị dự phòng trong tháng, lập dự trù thuốc ARV và siro Nevirapine (NVP) về khoa Dược của Bệnh viện.
- Khoa Dược của Bệnh viện tổng hợp dự trù và gửi lên Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh. Đảm bảo sẵn có 01 lọ thuốc TDF-FDC (viên kết hợp 03 loại thuốc TDF -3TC – EFV) cho mẹ và 01 lọ siro Nevirapine (NVP) cho con đặt tại phòng đẻ của cơ sở sản khoa.
- Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh tổng hợp dự trù của các đơn vị gửi về Cục Phòng, chống HIV/AIDS đồng thời theo dõi việc sử dụng, điều phối thuốc ARV giữa các cơ sở trên địa bàn tỉnh.

2. Cấp phát thuốc và sử dụng

* Đối với PNMT phát hiện nhiễm HIV khi chuyển dạ:
- Cấp liều thuốc TDF-FDC (viên kết hợp 03 loại thuốc TDF -3TC – EFV)  lúc chuyển dạ cho bệnh nhân, lọ thuốc đã mở sẽ được cấp cho bệnh nhân lúc xuất viện;
- Cấp thuốc sirô Nevirapine (NVP) cho trẻ sơ sinh uống ngay tại cơ sở sản khoa, lọ sirô NVP đã mở cấp tiếp cho trẻ khi xuất viện;
- Liên hệ ngay với khoa Dược của Bệnh viện để được cấp bổ sung 01 lọ thuốc TDF-FDC và 01 lọ sirô NVP.

* Thời gian cấp thuốc ARV tại cơ sở sản khoa:
- Mẹ chỉ cấp ARV trong thời gian nằm tại cơ sở sản khoa
- Con cấp Nevirapine (NVP) dự phòng đủ 6 tuần sau sinh
- Trước khi mẹ xuất viện phải chuyển tiếp được cặp mẹ con đến cơ sở điều trị HIV/AIDS để mẹ tiếp tục điều trị ARV suốt đời, con được cấp NVP dự phòng ( Đối với trẻ có thời gian dự phòng 12 tuần) và tiếp tục quản lý,theo dõi.

* Đối với PNMT phát hiện nhiễm HIV trong thời kỳ mang thai:
- Cơ sở sản khoa chuyển tiếp phụ nữ mang thai đến cơ sở điều trị để điều trị ARV
- Cơ sở điều trị HIV/AIDS cấp thuốc ARV cho phụ nữ mang thai cho đến khi sinh;
- Giới thiệu bệnh nhân đến cơ sở sản khoa để nhận dịch vụ sinh đẻ và cấp thuốc cho mẹ và con sau sinh.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết