• :
  • :
Trung tâm kiểm soát bệnh tật Thái Bình: Chuyên nghiệp - Tận tâm - Vì cộng đồng
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Hưởng ứng Ngày tránh thai thế giới 26/9/2023

Ngày 26/9/2007, tại Châu Âu, với sự liên minh của 11 tổ chức phi chính phủ và các Hiệp hội Khoa học và Y khoa Quốc tế quan tâm đến sức khỏe giới tính và sức khỏe sinh sản đã thống nhất phát động lấy ngày 26/9 hàng năm là ngày Tránh thai Thế giới. Ngày Tránh thai Thế giới có ý nghĩa như một chiến dịch toàn cầu, khơi dậy trách nhiệm của giới trẻ trong việc quan hệ tình dục an toàn và chủ động tránh thai vì những lợi ích của chính mình và cộng đồng. Mục đích của Ngày tránh thai Thế giới nhằm cải thiện nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân, cộng đồng xã hội đặc biệt là giới trẻ, nhóm vị thành niên, thanh niên, phụ nữ và nam giới trong độ tuổi sinh đẻ về tất cả các biện pháp tránh thai để giúp họ có sự lựa chọn sáng suốt về sức khỏe giới tính và sức khỏe sinh sản.

          Theo thống kê, hàng năm có tới 1/3 trong số các trường hợp mang thai trên thế giới là mang thai ngoài ý muốn; 36% độ tuổi vị thành niên cho biết có quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp bảo vệ, trong khi tỷ lệ bệnh lây truyền qua đường tình dục cao nhất ở độ tuổi dưới 25.

          Ở Việt Nam, theo thống kê của Tổng cục DS-KHHGĐ, trung bình mỗi năm cả nước có khoảng 250.000 đến 300.000 ca phá thai. Nguyên nhân mang thai ngoài ý muốn được biết là do không áp dụng biện pháp tránh thai (BPTT) là 55,6%; do thất bại của các BPTT là 39,5% (sử dụng không đúng cách, sử dụng các BPTT truyền thống kém hiệu quả); do nhu cầu không được đáp ứng – có nhu cầu KHHGĐ nhưng không được cung cấp biện pháp tránh thai, không tiếp cận được các dịch vụ.

          Ngày Tránh thai Thế giới năm 2023 truyền tải thông điệp “Hãy lựa chọn cho mình một biện pháp tránh thai phù hợp để không mang thai ngoài ý muốn”. Nâng cao nhận thức về lợi ích của việc tránh thai, nhu cầu sử dụng, khả năng đáp ứng các phương tiện tránh thai (PTTT), vấn đề xã hội hóa các PTTT tại Việt Nam, về chăm sóc sức khỏe sinh sản (CSSKSS), các biện pháp tránh thai an toàn. Nâng cao nhận thức cho mọi người dân, đặc biệt là các cặp vợ chồng, nam, nữ trong độ tuổi sinh đẻ trong việc quan hệ tình dục an toàn và chủ động tránh thai, chủ động về hành vi mang thai vì những lợi ích của chính mình và cộng đồng. Truyền thông nâng cao nhận thức về lợi ích của việc tránh thai, nhu cầu sử dụng, khả năng đáp ứng các PTTT, vấn đề xã hội hóa các PTTT tại Việt Nam, về CSSKSS, các BPTT an toàn; đẩy mạnh truyền thông về Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030; Chương trình truyền thông Dân số đến năm 2030 và Chương trình điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030...


Tác giả: Bác sĩ Trần Hương
Tổng số điểm của bài viết là: 20 trong 4 đánh giá
Click để đánh giá bài viết