Mở rộng quy mô chiến dịch tiêm vắc xin phòng sởi tại nhiều tỉnh, thành
Năm 2024, Việt Nam ghi nhận hơn 7.500 trường hợp mắc sởi, 16 ca tử vong liên quan đến sởi.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đánh giá nguy cơ bùng phát dịch sởi tại Việt Nam là rất cao...WHO cũng khuyến cáo tại các tỉnh, thành phố có nguy cơ cao và rất cao và những nơi hiện có chùm ca sởi cần triển khai tiêm chủng chiến dịch, các tỉnh, thành phố còn lại có nguy cơ thấp và trung bình, cần tổ chức rà soát để tiêm bù, tiêm vét cho trẻ lỡ tiêm do đại dịch.
Theo chỉ đạo của Bộ Y tế,cùng với việc tăng cường tiêm chủng vắc xin trong Chương trình tiêm chủng, chiến dịch tiêm vắc xin sởi cho trẻ từ 01-10 tuổi đã được triển khai từ tháng 9/2024 tại 31 tỉnh, thành phố. Đến nay, 7/31 tỉnh, thành phố đã kết thúc chiến dịch trong giai đoạn 1; có 24 tỉnh, thành phố đang tiếp tục triển khai tổ chức tiêm, tiêm vét cho các đối tượng để kết thúc chiến dịch giai đoạn 1.
Nhằm tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng nhằm chủ động phòng chống dịch bệnh, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh sởi tại các vùng nguy cơ, vùng đang có các ca sởi, dịch sởi xảy ra.Bộ Y tế xây dựng kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng, chống dịch sởi năm 2025.
Theo đó, đối tượng tiêm của chiến dịch là trẻ từ đủ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi tại vùng nguy cơ, vùng đang có các ca sởi/dịch sởi xảy ra. Với trẻ từ 1-10 tuổi tại vùng nguy cơ, vùng đang có các ca sởi/dịch sởi xảy ra, nhân viên y tế có nguy cơ tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh điều trị bệnh nhân sởi chưa được tiêm đủ mũi vắc xin chứa thành phần sởi theo quy định.
Bộ Y tế cũng nêu rõ, nhóm tuổi cụ thể tiêm chủng do các tỉnh, thành phố quyết định trên cơ sở tình hình dịch bệnh tại địa phương, điều kiện cung ứng vắc xin từ nguồn tài trợ và nguồn lực của địa phương.
Thái Bình là 1 trong 17 tỉnh, thành phố triển khai giai đoạn 2 củachiến dịch tiêm vắc xin phòng sởitrong năm 2025./.