Người cao tuổi quản lý và nâng cao sức khỏe trong bối cảnh dịch COVID-19
Cách đây 80 năm, ngày 06/6/1941, Chủ tịch Hồ Chí Minh - Bác Hồ kính yêu của chúng ta ra lời kêu gọi “Kính cáo đồng bào” nhằm tập hợp lực lượng toàn dân thực hiện nhiệm vụ giải phóng dân tộc.
Trong lời kêu gọi này, Người ra Lời hiệu triệu “đoàn kết tất cả các bậc phụ lão”. Người chỉ rõ: “trách nhiệm của các vị phụ lão và nhiệm vụ của đất nước thật là trọng đại. Đất nước hưng thịnh do phụ lão xây dựng. Đất nước tồn tại do phụ lão giúp sức. Nước bị mất, phụ lão cứu. Nước suy sụp phụ lão phù trì…Phụ lão hô, nhân dân hưởng ứng; phụ lão làm, nhân dân làm theo.”
Với sự quan tâm và đánh giá cao của Đảng và Nhà nước đối với những cống hiến to lớn của lớp Người cao tuổi Việt Nam, ngày 26-5-2006, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 772/QĐ-TTg lấy ngày 06/6 hàng năm là Ngày truyền thống người cao tuổi Việt Nam.
Trên chặng đường 80 năm qua, Hội Người cao tuổi Việt Nam đã trải qua 05 kỳ Đại hội, người cao tuổi và hội viên luôn bám sát các chương trình công tác trọng tâm như: Xây dựng tổ chức hội vững mạnh, Chăm sóc người cao tuổi, phát huy vai trò người cao tuổi; Hội cơ sở tích cực tham gia các phong trào , chương trình lớn do Trung ương Hội phát động như phong trào “một triệu áo ấm tặng người cao tuổi nghèo”, chương trình mắt sáng cho người cao tuổi, chương trình “người cao tuổi tham gia bảo vệ biên giới, biển đảo”, “ người cao tuổi tham gia bảo vệ môi trường và xây dựng nông thôn mới”; “người cao tuổi tham gia xây dựng phát triển quỹ chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi ở cơ sở”….Những đóng góp và kết quả thiết thực của người cao tuổi đã góp phần khẳng định vai trò, vị trí của người cao tuổi trong cộng đồng, xã hội. Năm 2021 là năm kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống người cao tuổi Việt Nam (06/6/1941- 06/6/2021), đúng vào thời điểm dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp tại nhiều nước trên Thế giới trong đó có Việt Nam.
Tại tỉnh Thái Bình, để động viên Người cao tuổi trong tỉnh,Ban Tuyên giáo-Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnhđãban hành Công văn số 29-CV/BTGĐUK ngày 28/5/2021 về việc tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống người cao tuổi Việt Nam kèm theo đề cương do Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam biên soạn nhằm tuyên truyền, phổ biến rộng rãi trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, học sinh, sinh viên để động viên khích lệ tinh thần người cao tuổi và nhắc nhở thế hệ sau biết đế công lao của người cao tuổi trong xây dựng và bảo vệ đất nước.
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19 hiện nay, đòi hỏi mỗi người cao tuổi và thành viên gia đình,những người chăm sóc cho người cao tuổi cần có kiến thức, kỹ năng cần thiết trong việc phòng chống đại dịch nguy hiểm này. Đối với người cao tuổi có các bệnh lý nền kèm theo (như tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh phổi mãn tính…), nếu mắc COVID-19 sẽ khiến bệnh tiến triển nặng và nguy cơ tử vong cao hơn. Do đó, việc quan tâm, chăm sóc sức khỏe, chủ động phòng bệnh đối với người cao tuổi trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 là vô cùng cần thiết.
Để bảo vệ sức khỏe trong tình hình dịch bệnh COVID-19 hiện nay, người cao tuổi cần thực hiện tốt một số biện pháp sau đây:
+ Uống đủ nước: Điều trị đúng, đủ và hiệu quả các bệnh lý nền đang mắc, ví dụ kiểm soát tốt huyết áp, đường máu, duy trì ổn định bệnh lý tim mạch,...
+ Chế độ ăn: Đảm bảo ăn đủ chấtvà 3-5 bữa mỗi ngày, thức ăn nên luộc, hấp hoặc nấu chín mềm. Có thể uống thêm sữa dinh dưỡng từ 1-2 cốc mỗi ngày.Cần hạn chế tối đa chất béo bão hòa (như thịt đỏ, phô mai, kem…). Nên dùng các chất béo lành mạnh, chất béo tốt cho sức khỏe từ các loại hạt và dầu thực vật. Bổ sung thực phẩm từ rau xanh, hoa quả, rau củ, trái cây như: bưởi, cam, chanh, đu đủ…Uống thêm các vitamin A,B,C,D, E...
+ Hạn chế ra ngoài: Hiện nay, dịch bệnh Covid-19 đang có xu hướng lan rộng, người cao tuổi nên hạn chế ra ngoài, đến các nơi công cộng có tập trung đông người.Những trường hợp có bệnh nền, bệnh mãn tính thì tiếp tục tuân thủ các phác đồ điều trị và hướng dẫn của cán bộ y tế. Khi có vấn đề về sức khoẻ: nhẹ thì tự chăm sóc tại nhà dưới sự hướng dẫn của cán bộ y tế xã, phường; trường hợp bệnh nặng, cần cấp cứu thì liên hệ trước và đến cơ sở y tế để điều trị. Tuân thủ 5 K của Bộ Y tế.
+ Môi trường sống: Nơi ở của người cao tuổi nên được thông thoáng, thường xuyên mở cửa sổ, tuy nhiên cũng cần tránh gió lùa trực tiếp. Nhiệt độ phòng đảm bảo khoảng 26 - 270 C, thoáng khí.
+ Đảm bảo giấc ngủ: Mỗi đêm, người cao tuổi cần ngủ đủ 7-8 tiếng.Phòng ngủ yên tĩnh, tắt đèn hoặc ánh sáng nhẹ.
+ Vận động: Người cao tuổi nên luyện tập, vận động cơ thể nhẹ nhàng 30 - 45 phút mỗi ngày như: đi bộ, chạy bộ, đạp xe, đánh cầu lông, bơi lội, tập dưỡng sinh...giúp cơ thể giải phóng năng lượng, xương khớp chắc khoẻ, dẻo dai, góp phần cải thiện hệ thống miễn dịch cho cơ thể.
+ Giữ tinh thần thoải mái: Người cao tuổi cần giữ tinh thần lạc quan, lối sống lành mạnh trong mọi điều kiện, hoàn cảnh.Áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, tuyệt đối không hoang mang lo lắng trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh hiện nay.
+ Duy trì khám sức khoẻ định kỳ 1-3 tháng đối với người có bệnh nền, 6 tháng/lần đối với mọi người cao tuổi để được tư vấn, nếu phát hiện bệnh thì được điều trị bệnh sớm, kịp thời và hiệu quả./.