• :
  • :
Trung tâm kiểm soát bệnh tật Thái Bình: Chuyên nghiệp - Tận tâm - Vì cộng đồng
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Sâu răng trẻ em: Nguyên nhân và biện pháp phòng tránh

Hiện nay, sâu răng là một trong những bệnh lý về răng miệng phổ biến ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là ở trẻ em. Xây dựng thói quen ăn uống hợp lý và hành vi vệ sinh răng miệng đúng cách thường xuyên là những việc cần làm để phòng sâu răng ở trẻ em. Theo kết quả khảo sát vấn đề sức khỏe răng miệng ở trẻ em của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ghi nhận tại Việt Nam vào năm 2019, tỉ lệ sâu răng sữa (nhóm 1-9 tuổi) là 46,5% và sâu răng vĩnh viễn (nhóm trên 5 tuổi) là 28%. Theo thống kê của viện Răng Hàm Mặt Trung ương, số lượng trẻ em Việt Nam bị sâu răng đang có chiều hướng gia tăng, có đến 80% trẻ từ 4 – 8 tuổi bị sâu răng, có đến 91% các bé chăm sóc răng miệng không đúng cách.

1. Sâu răng là gì?

 Sâu răng là tình trạng tổn thương mất mô cứng của răng do quá trình huỷ khoáng gây ra bởi vi khuẩn ở mảng bám răng và hình thành các lỗ nhỏ trên răng.

2. Nguyên nhân gây sâu răng

     Nguyên nhân gây sâu răng là do sự kết hợp của các yếu tố như thói quen ăn vặt, chế độ ăn uống chứa nhiều chất béo, đường và tinh bột trong các món ăn vặt, kết hợp với thiếu vệ sinh răng miệng thường xuyên, đồng thời tạo điều kiện cho vi khuẩn, acid, và mảng bám thức ăn gây ra sự ăn mòn men răng, tạo nên lỗ sâu răng.

Sử dụng bàn chải cứng với lực mạnh và vệ sinh răng không đúng kỹ thuật có thể gây mòn răng và làm bộc lộ ngà chân răng, gây sâu răng.

3. Biểu hiện của sâu răng

- Sự xuất hiện của những đốm đen trên bề mặt răng.

- Những cơn đau buốt xuất hiện mỗi khi ăn uống, có thể kèm theo đau đầu.

- Nướu răng có biểu hiện sưng và chảy máu, kèm theo hơi thở có mùi hôi.

Khi răng mới bắt đầu sâu mà không được phát hiện, điều trị sớm, tình trạng sâu răng có thể trở nên nghiêm trọng hơn.

4. Tác hại của sâu răng đối với trẻ em

- Ảnh hưởng đến đời sống hằng ngày (ăn uống, giấc ngủ) và tinh thần học tâp.

- Ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và dẫn đến những vấn đề sức khỏe khác (viêm hạch, viêm tủy xương, viêm mô tế bào, viêm xoang hàm…).

5. Phòng tránh sâu răng ở trẻ em

     Hạn chế cho trẻ ăn vặt thường xuyên, đặc biệt là những thức ăn có nhiều chất béo, đường và tinh bột, nên cho trẻ ăn những thực phẩm giàu canxi và vitamin tốt cho răng như sữa chua, phomai, táo, cà rốt, trứng, cá, ...

     Hướng dẫn trẻ đánh răng đúng kỹ thuật, sử dụng lực vừa phải, tránh làm tổn thương cổ và chân răng, đánh răng bằng kem đánh răng có fluoride và ít nhất hai lần một ngày, lý tưởng nhất là sau mỗi bữa ăn. Ngoài ra, có thể hướng dẫn trẻ sử dụng chỉ nha khoa hay tăm nước để làm sạch giữa kẽ răng.

Chủ động đưa trẻ khám răng định kỳ 6 tháng 1 lần để giúp phát hiện sớm và điều trị kịp thời các bệnh lý răng miệng ở trẻ.

Sâu răng là bệnh không thể tự khỏi nhưng hoàn toàn có thể dự phòng và điều trị càng sớm càng tốt. Cha mẹ nên đưa trẻ đến khám răng 6 tháng một lần để kịp thời phát hiện và được tư vấn phương pháp điều trị hợp lý, kịp thời. Việc kiểm soát chế độ ăn, chế độ dinh dưỡng, kiểm soát vệ sinh răng miệng đóng vai trò quan trọng trong dự phòng sâu răng./.


Tác giả: Thanh Tâm
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
CHUYÊN MỤC
LIÊN KẾT WEB