Thái Bình đảm bảo kiểm soát kịp thời, hiệu quả, bền vững các bệnh truyền nhiễm
Căn cứ Quyết định số 270/QĐ-BYT ngày 22/02/2025 của Bộ Y tế ban hành Kế hoạch phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2025. Để chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trong năm 2025, đảm bảo an ninh, an toàn sức khỏe của Nhân dân, ngày 14 tháng 02 năm 2025, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình đã ban hành Kế hoạch số 27/KH-UBND về phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2025.
Với mục đích giảm tối đa tỷ lệ mắc và tử vong do các bệnh truyền nhiễm, đảm bảo kiểm soát kịp thời, hiệu quả, bền vững các dịch bệnh truyền nhiễm (các bệnh truyền nhiễm mới nổi, tái nổi, bệnh truyền nhiễm lưu hành khác), hạn chế nguy cơ bùng phát và chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với các đại dịch hoặc các tình huống khẩn cấp về dịch bệnh để bảo vệ sức khỏe Nhân dân và tạo điều kiện phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.
UBND tỉnh Thái Bình yêu cầu:
Các địa phương, các ngành, các cấp chủ động theo dõi, nắm bắt diễn biến tình hình dịch bệnh để kịp thời chỉ đạo, phối hợp triển khai công tác phòng, chống và ứng phó khi dịch bệnh truyền nhiễm xảy ra trên địa bàn. Ủy ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệm toàn diện trong công tác chỉ đạo, điều hành công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm. Chủ động xây dựng, phê duyệt các kế hoạch, phương án phòng, chống dịch theo các tình huống và bảo đảm các điều kiện, nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch bệnh theo phương châm "4 tại chỗ". Tăng cường việc phối hợp, chia sẻ, lồng ghép các hoạt động phòng, chống dịch bệnh với các hoạt động khác của các ngành, địa phương để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh.
Các sở, ban, ngành, địa phương tăng cường phối hợp liên ngành trong phòng, chống dịch và tăng cường phối hợp trong công tác thông tin, truyền thông sâu rộng, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng, người dân trong công tác phòng, chống dịch bệnh. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm phổ biến các kiến thức, khuyến cáo về dinh dưỡng nâng cao sức khỏe, phòng, chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường, tiêm chủng vắc xin theo hướng dẫn của cơ quan y tế.
Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực xã hội hóa trong công tác phòng, chống dịch bệnh tại cộng đồng; huy động sự tham gia của các tổ chức chính trị, xã hội (Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh, Hội Nông dân tỉnh...), người dân cùng tham gia với các cơ quan quản lý để phát huy hiệu quả cao nhất các nguồn lực trong công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn tỉnh. Thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc triển khai thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh của các đơn vị, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ. Kịp thời phát hiện và xử lý, tham mưu xử lý nghiêm các vi phạm về phòng, chống dịch.
Rà soát, bổ sung nhân lực và nâng cao năng lực quản lý giám sát, phát hiện, báo cáo và xử lý dịch bệnh ở các tuyến nhất là cho mạng lưới cán bộ y tế dự 5 phòng từ tuyến tỉnh đến tuyến xã để đảm bảo triển khai có hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh trong tỉnh.
Kiện toàn các đội cơ động phòng, chống dịch các tuyến. Củng cố, nâng cao kỹ năng trong việc phát hiện, xử lý và thông tin báo cáo dịch bệnh truyền nhiễm cho nhân viên y tế của các ngành, khối các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, trường học... duy trì trao đổi, chia sẻ và kết nối thông tin giữa các đơn vị trong công tác phòng, chống dịch.
Tăng cường hoạt động giám sát dựa vào sự kiện tại cộng đồng và tại các đơn vị, địa phương để kịp thời phát hiện sớm, phân tích, đánh giá và triển khai các hoạt động đáp ứng với các dịch bệnh trong giai đoạn hiện nay (Cúm, Covid-19, Sốt xuất huyết, Sởi) và các dịch bệnh truyền nhiễm khác.
Đẩy mạnh phối hợp liên ngành Y tế - Thú y để triển khai các hoạt động phòng, chống bệnh truyền nhiễm lây truyền từ động vật sang người./.