• :
  • :
Trung tâm kiểm soát bệnh tật Thái Bình: Chuyên nghiệp - Tận tâm - Vì cộng đồng
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Thái Bình ghi nhận 01 ca mắc Viêm não Nhật Bản

Trong tuần 49 (2-9/12), tỉnh Thái Bình ghi nhận 01 ca mắc Viêm não Nhật Bản tại xã Thụy Trường, huyện Thái Thụy. Bệnh nhân đã được tiêm 4 mũi vắc xin phòng bệnh Viêm não Nhật Bản và được điều trị tại Khoa Nội Tim mạch - Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đã phối hợp với Trung tâm Y tế huyện Thái Thụy triển khai các hoạt động phòng, chống dịch, hướng dẫn vệ sinh môi trường, xử lý ổ dịch theo quy định.

Viêm não Nhật Bản là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm lây qua muỗi đốt. Muỗi Culex là trung gian chủ yếu truyền bệnh viêm não Nhật Bản, khi muỗi nhiễm bệnh đốt con người,  virus sẽ xâm nhập vào máu của con người.

Bệnh thường gây viêm não, màng não ở trẻ em, tỷ lệ tử vong và di chứng cao (25-35%). Viêm não Nhật Bản thường khó phát hiện sớm, trong 1-2 ngày đầu nhiễm virus,  trẻ thường có các dấu hiệu như sốt, đau đầu tăng dần, mệt mỏi, buồn nôn và nôn khan dễ nhầm với sốt virus. Nếu bị sốt virus thông thường thì sau khi uống thuốc sẽ hạ được sốt, trẻ sẽ trở lại trạng thái bình thường. Khi trẻ bị nôn khan kèm theo sốt, đau đầu tăng dần thì có thể là triệu chứng của viêm não.

Bệnh diễn tiến rất nhanh, sau 1-3 ngày, bệnh nhân có thể bị co giật, hôn mê, phải thở máy, thậm chí là tử vong. Ngoài ra, bệnh còn gây những di chứng thần kinh về sau, khiến người bệnh giảm khả năng giao tiếp, giảm hoặc mất khả năng lao động, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Hiện nay, tiêm chủng vắc xin là biện pháp tốt nhất để phòng bệnh Viêm não Nhật Bản. Ngành Y tế khuyến cáo, tiêm chủng vắc xin với 3 liều cơ bản, gồm: Mũi 1 tiêm càng sớm càng tốt ngay sau một tuổi; mũi 2 sau mũi 1 từ 1-2 tuần; mũi 3 sau mũi 2 một năm. Sau đó, cứ 3-4 năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi./.


Tác giả: Hoàng Thía
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
CHUYÊN MỤC
LIÊN KẾT WEB