• :
  • :
CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỦA TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT TỈNH THÁI BÌNH
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Thái Bình: Tăng cường thực thi Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia

Thời gian qua, công tác phòng, chống tác hại của rượu, bia (PCTHRB) đã được Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thái Bình chỉ đạo các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương tích cực triển khai thực hiện. Ngày 09/8/2018, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình đã ban hành Chỉ thị số 21-CT/TU, về việc“Không uống rượu, bia trước giờ làm việc buổi sáng, trong giờ làm việc, tại nơi làm việc, ngày trực ở cơ quan, đơn vị và không uống rượu bia trước khi lái xe”.

UBND tỉnh Thái Bình ban hành Kế hoạch số 18/KH-UBND ngày 05/3/2020 về việc triển khai Chỉ thị số 03/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thực hiện Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt. Ngày 24/8/2022, Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Bình tiếp tục ban hành Kế hoạch số 115/KH-UBND về PCTH của rượu, bia trên địa bàn tỉnh Thái Bình giai đoạn 2022-2025.

Việc triển khai Kế hoạch số 115/KH-UBND của UBND tỉnh về PCTH của rượu, bia trên địa bàn tỉnh Thái Bình giai đoạn 2022-2025, thực thi Luật PCTH của rượu, bia và Nghị định 100/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông, đường bộ, đường sắt đã được Sở Thông tin – Truyền thông phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ hướng dẫn các cơ quan báo chí tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh, đã huy động được sự quan tâm, ủng hộ, đồng thuận của đội ngũ cán bộ công chức, viên chức, người lao động của các sở, ngành, đơn vị, địa phương và đông đảo quần chúng nhân dân. Công tác phòng, chống tác hại của rượu, bia  đã có những bước chuyển biến tích cực từ nhận thức đến hành động. Hầu hết các cấp, ngành, đơn vị, địa phương đã đưa công tác tuyên truyền phòng, chống tác hại của rượu, bia vào nội dung hoạt động để tuyên truyền đến cán bộ, nhân dân về tác hại của rượu, bia làm ảnh hưởng đến sức khỏe, đến đời sống kinh tế, xã hội và các hệ lụy kèm theo. Tại các tuyến xe chở khách của tỉnh Thái Bình không có hiện tượng uống rượu, bia trước khi lái xe. Tại các cơ quan, công sở, đơn vị, trường học và nhiều người dân chấp hành nghiêm việc không uống rượu bia trước giờ làm việc buổi sáng, trong giờ làm việc, tại nơi làm việc, ngày trực ở cơ quan, đơn vị và trước khi lái xe,...

Ngành Công an là ngành chủ chốt triển khai thực thi Luật PCTH của rượu, bia đã tích cực phối hợp với các cấp, ngành tích cực tuyên truyền đến cán bộ, nhân dân thực hiện “Nói không với rượu bia khi tham gia giao thông”, góp phần đảm bảo trật tự an toàn giao thông, bảo vệ sức khỏe, tính mạng cho cán bộ, nhân dân. Ngành Công an triển khai nhiều đợt ra quân kiểm soát việc người dân uống rượu, bia còn điều khiển phương tiện giao thông, tham gia giao thông…

Năm 2024 sắp tới, để việc thực thi Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia đạt hiệu quả cao, các cấp, ngành, đơn vị, địa phương cần tích cực tuyên truyền để nâng cao nhận thức của mỗi cán bộ, đảng viên và toàn thể nhân dân về trách nhiệm thực thi nghiêm Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia, nhằm bảo vệ sức khoẻ mỗi người, bảo vệ trật tự an ninh xã hội, trật tự an toàn giao thông, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.

Sau đây là một số qui định trong Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia số 44/2019/QH14 được Quốc hội ban hành ngày 14/6/2019, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2020:

Điều 10. Địa điểm không uống rượu, bia

1. Cơ sở y tế.

2. Cơ sở giáo dục trong thời gian giảng dạy, học tập, làm việc.

3. Cơ sở, khu vực chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành cho người chưa đủ 18 tuổi.

4. Cơ sở cai nghiện, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, cơ sở giam giữ phạm nhân và cơ sở giam giữ khác.

5. Cơ sở bảo trợ xã hội.

6. Nơi làm việc của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập trong thời gian làm việc, trừ địa điểm được phép kinh doanh rượu, bia.

7. Các địa điểm công cộng theo quy định của Chính phủ.

Điều 22. Phòng ngừa, can thiệp và giảm tác hại của việc uống rượu, bia đối với sức khỏe

1. Các biện pháp phòng ngừa, can thiệp và giảm tác hại của việc uống rượu, bia đối với sức khỏe bao gồm:

a) Tư vấn về phòng, chống tác hại của rượu, bia cho người đến khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở y tế;

b) Sàng lọc, phát hiện sớm yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe của người uống rượu, bia; người mắc bệnh, rối loạn chức năng do uống rượu, bia; người nghiện rượu, bia;

c) Can thiệp giảm tác hại cho người có yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe, phụ nữ mang thai có hội chứng hoặc nguy cơ ngộ độc rượu ở thai nhi; phòng, chống nghiện và tái nghiện rượu, bia;

d) Chẩn đoán, điều trị, phục hồi chức năng cho người mắc bệnh, rối loạn chức năng có liên quan đến uống rượu, bia.

2. Cơ sở y tế thực hiện các biện pháp quy định tại khoản 1 Điều này theo hướng dẫn chuyên môn, kỹ thuật của Bộ Y tế./.


Tác giả: Thanh Tâm
Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
CHUYÊN MỤC
LIÊN KẾT WEB