• :
  • :
Trung tâm kiểm soát bệnh tật Thái Bình: Chuyên nghiệp - Tận tâm - Vì cộng đồng
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Việt Nam thành công trong việc thanh toán bệnh mắt hột

Chiều ngày 14/4/2025, tại Bệnh viện Mắt Trung ương, Bộ Y tế tổ chức Lễ công bố chính thức thanh toán bệnh mắt hột tại Việt Nam. Sau hơn 7 thập kỷ bền bỉ, nỗ lực khám, chữa bệnh mắt hột, Việt Nam đã đẩy lùi căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm này ra khỏi cộng đồng. Việt Nam nằm trong 21 quốc gia đã thành công trong việc thanh toán bệnh mắt hột.

Bệnh mắt hột là nguyên nhân truyền nhiễm hàng đầu gây mù lòa trên toàn cầu. Đây là một căn bệnh về mắt có thể phòng ngừa được do vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra. Bệnh mắt hột lây lan qua ruồi và mọi người cũng có thể bị nhiễm bệnh thông qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ mắt hoặc mũi của người mắcbệnh. Khi bị nhiễm trùng nhiều lần, lông mi có thể bị kéo vào trong và cọ xát vào bề mặt mắt, gây đau và làm hỏng giác mạc. Một số người bệnh phải phẫu thuật để ngăn ngừa mù lòa do căn bệnh này.Căn bệnh truyền nhiễm này từng khiến hơn 90% người dân Việt Nam mắc phải, trong đó, 15% số người bị biến chứng lông quặm, gây mù cho 2% dân số nông thôn...

Các cuộc điều tra và giám sát tác động được thực hiện liên tục trong giai đoạn từ năm 1995 đến 2023 đã tạo cơ sở khoa học và thực tiễn vững chắc cho việc xác nhận thanh toán bệnh mắt hột tại Việt Nam theo tiêu chuẩn, tiêu chí khắt khe của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Cụ thể: Tỷ lệ mắc bệnh quặm do mắt hột không biết đến hệ thống y tế là dưới 0,2% ở những người từ 15 tuổi trở lên; Tỷ lệ mắc bệnh mắt hột hoạt tính dưới 5% ở trẻ em trong độ tuổi 1-9 tại mỗi huyện lưu hành bệnh trước đây; có bằng chứng cho thấy hệ thống y tế có thể tiếp tục xác định và quản lý các trường hợp mắc bệnh quặm do mắt hột… Theo số liệu của WHO, tính đến năm 2023, số người có nguy cơ mắc bệnh mắt hột trên thế giới đã giảm 7%, từ 125 triệu người vào năm 2022 xuống còn khoảng 115,7 triệu người. Phần lớn trong số đó vẫn đang sinh sống tại các khu vực có tỷ lệ bệnh mắt hột hoạt tính từ 5% trở lên - chủ yếu là những địa bàn có điều kiện vệ sinh môi trường và tiếp cận dịch vụ y tế còn hạn chế.

Bên cạnh đó, tổng gánh nặng toàn cầu của bệnh quặm do mắt hột (biến chứng nặng nề nhất của bệnh mắt hột) cũng đã giảm từ 1,7 triệu ca năm 2022 xuống còn khoảng 1,5 triệu ca năm 2023. Đây là những kết quả rất đáng khích lệ trong nỗ lực toàn cầu phòng chống bệnh mắt hột.

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn nhấn mạnh bệnh mắt hột từ lâu đã là một thách thức lớn đối với ngành y tế ở những quốc gia có điều kiện kinh tế-xã hội còn nhiều khó khăn. Từ nhiều thập kỷ trước, Bộ Y tế đã chỉ đạo triển khai quyết liệt Chiến lược SAFE do WHO khuyến cáo, bao gồm: Phẫu thuật, kháng sinh, rửa mặt và Cải thiện môi trường sống…Thứ trưởng nêu rõ, cho tới nay, đã có 21 quốc gia trên thế giới được WHO chính thức công nhận thanh toán bệnh mắt hột như một vấn đề y tế công cộng. Và Việt Nam đã vinh dự trở thành một trong những quốc gia đạt được thành quả quan trọng này.

Đây là một dấu mốc quan trọng của Việt Nam nói chung, ngành y tế nói riêng sau hơn 7 thập kỷ phấn đấu và quyết tâm phòng chống bệnh mắt hột. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn nhấn mạnh bệnh mắt hột từ lâu đã là một thách thức lớn đối với ngành y tế ở những quốc gia có điều kiện kinh tế-xã hội còn nhiều khó khăn. Từ nhiều thập kỷ trước, Bộ Y tế đã chỉ đạo triển khai quyết liệt Chiến lược SAFE do WHO khuyến cáo, bao gồm: Phẫu thuật, kháng sinh, rửa mặt và Cải thiện môi trường sống…

Tuy nhiên, thanh toán bệnh mắt hột không có nghĩa là chúng ta được phép chủ quan hay lơ là.

Lãnh đạo Bộ Y tế đề nghị, thời gian tới phải tiếp tục duy trì thành quả đã đạt được một cách bền vững, thông qua việc tăng cường công tác giám sát, phát hiện và quản lý ca bệnh tại cộng đồng; tiếp tục nâng cao nhận thức của người dân về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, phòng chống bệnh mắt hột; hay bảo đảm nguồn lực, cơ chế tài chính cho các hoạt động này…

Tại lễ công bố, Tiến sĩ Angela Pratt, Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam đề nghị, trong thời gian tới, Việt Nam cần triển khai thực hiện 3 hành động quan trọng: duy trì bền vững kết quả đã đạt được; đảm bảo chất lượng dịch vụ chăm sóc mắt cho mọi người; tận dụng động lực có được từ việc thanh toán bệnh mắt hột để đẩy nhanh việc thanh toán các bệnh nhiệt đới bị lãng quên khác.


Tác giả: Ths Hồng Nhung
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết