• :
  • :
Trung tâm kiểm soát bệnh tật Thái Bình: Chuyên nghiệp - Tận tâm - Vì cộng đồng
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Bộ Y tế: Tiêm vắc xin phòng COVID 19 cho trẻ em từ 12 - 17 tuổi

Thực hiện chiến lược tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19, tính đến hết  ngày 11/10/2021, Bộ Y tế đã tiếp nhận và tổ chức tiêm chủng hơn 55 triệu liều vắc xin phòng COVID-19 cho người trên 18 tuổi.

 

Trong thời gian tới, Bộ Y tế sẽ tiếp tục mua, nhập khẩu và tiếp nhận các loại vắc xin có công nghệ sản xuất khác nhau  (vắc xin mRNA, vắc xin bất hoạt…). Một số loại vắc xin phòng COVID-19 theo  hướng dẫn của nhà sản xuất đã có chỉ định tiêm cho trẻ em. Các kết quả nghiên  cứu của nhà sản xuất cũng cho thấy vắc xin có hiệu quả phòng bệnh tương tự như  ở người lớn và người cao tuổi. Hiện nay có nhiều quốc gia trên thế giới đã triển  khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em. Để từng bước tăng diện bao phủ  và đạt hiệu quả sử dụng tối đa vắc xin phòng COVID-19, theo kinh nghiệm sử  dụng vắc xin của một số quốc gia, ngày 14/10/2021, Bộ Y tế ban hành Công văn số 8688/BYT-DP về việc tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em từ 12 - 17 tuổi, đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur khẩn trương thực hiện những nội dung sau

1. Sở Y tế các tỉnh, thành phố: 

a) Tiếp tục đẩy nhanh hơn nữa tiến độ tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho các đối tượng từ 18 tuổi trở lên, ưu tiên tiêm đủ liều cho các đối tượng từ  50 tuổi trở lên theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo  Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 và Bộ Y tế.  

b) Triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em: 

- Mở rộng đối tượng tiêm cho trẻ từ 12 - 17 tuổi theo lộ trình từ lứa tuổi cao  đến thấp (tiêm trước cho lứa tuổi từ 16 - 17 tuổi và hạ dần độ tuổi) theo tiến độ cung ứng vắc xin và tình hình dịch tại địa phương.  

- Loại vắc xin sử dụng: vắc xin đã được Bộ Y tế phê duyệt sử dụng cho lứa  tuổi này, theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất và Bộ Y tế. Vắc xin được sử  dụng 02 liều cơ bản/đối tượng và tiêm cùng loại vắc xin. 

- Xây dựng kế hoạch và triển khai tiêm mũi 1 từ tháng 10/2021 nếu đã chuẩn  bị đủ điều kiện. 

- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo rà soát, lập danh sách tiêm cho trẻ đang đi học từ lớp 6 đến hết lớp 12. Đối với trẻ thuộc lứa tuổi này không đi học thì phối hợp với chính quyền địa phương để lập danh sách.  

- Tổ chức tiêm theo hình thức chiến dịch tại các cơ sở tiêm chủng cố định,  tại điểm tiêm lưu động và trường học (đối với các địa bàn tổ chức được học tập  trung tại trường). Việc tổ chức tiêm thực hiện theo quy định tại mục III Hướng dẫn  tổ chức buổi tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 ban hành kèm theo Quyết định  số 3588/QĐ-BYT ngày 26/7/2021 của Bộ Y tế.  

                + Cha mẹ, người giám hộ thực hiện ký phiếu đồng ý tiêm chủng (nếu đồng  ý tiêm chủng cho đối tượng này) theo mẫu ban hành kèm theo Công văn này. 

+ Thực hiện khám sàng lọc trước tiêm theo hướng dẫn hiện hành của Bộ Y tế và chỉ định loại vắc xin sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. 

+ Hướng dẫn cách theo dõi, chăm sóc sau khi tiêm chủng theo các hướng  dẫn của Bộ Y tế.  

- Thực hiện tuyên truyền, vận động để người dân đưa trẻ từ 12-17 tuổi đủ điều kiện tiêm chủng tích cực tham gia tiêm chủng kịp thời và đầy đủ.

2. Các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur: 

- Xây dựng tài liệu, lập kế hoạch tập huấn và hướng dẫn việc tiêm vắc xin  phòng COVID-19 cho trẻ từ 12 - 17 tuổi cho các tỉnh, thành phố theo địa bàn phân  công phụ trách đối với các loại vắc xin đã được Bộ Y tế cấp phép sử dụng cho lứa tuổi này. 

- Chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật cho các địa phương trong việc tổ chức triển khai tiêm chủng.  

 

MẪU PHIẾU ĐỒNG Ý THAM GIA TIÊM CHỦNG VẮC XIN COVID-19

(Ban hành kèm theo Công văn số 8688/BYT-DP ngày 14 tháng 10 năm 2021 của Bộ Y tế)

 

PHIẾU ĐỒNG Ý THAM GIA TIÊM CHỦNG VẮC XIN COVID-19

 

1. Tiêm chủng vắc xin là biện pháp phòng bệnh hiệu quả, tuy nhiên vắc xin  phòng COVID-19 có thể không phòng được bệnh hoàn toàn. Người được tiêm  chủng vắc xin phòng COVID-19 đủ liều có thể phòng được bệnh hoặc giảm  mức độ nặng nếu mắc COVID-19. Sau khi được tiêm vắc xin phòng COVID 19 cần thực hiện đầy đủ Thông điệp 5K phòng, chống dịch COVID-19. 

2. Tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 có thể gây ra một số biểu hiện tại chỗ tiêm hoặc toàn thân như sưng, đau chỗ tiêm, nhức đầu, buồn nôn, sốt, đau  cơ…hoặc tai biến nặng sau tiêm chủng. 

3. Khi có triệu chứng bất thường về sức khỏe, người được tiêm chủng cần liên hệ với cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời. 

Sau khi đã đọc các thông tin nêu trên, tôi đã hiểu về các nguy cơ và:

Đồng ý cho trẻ tiêm chủng ☐ Không đồng ý cho trẻ tiêm chủng  

Họ tên cha/mẹ hoặc người giám hộ: .................................................................

Số điện thoại: ..................................................................................................

Họ tên trẻ được tiêm chủng:............................................................................. 

 

........, ngày......tháng.....năm 202… 

Cha/mẹ hoặc người giám hộ 

                                                                                                                                                                                                                                                                                                            (Ký, ghi rõ họ tên)


Tác giả: Nguyễn Hiệu
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết