• :
  • :
CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỦA TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT TỈNH THÁI BÌNH
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Hoạt động của Tổ Công nghệ và Tổ Truyền thông hỗ trợ phòng, chống dịch Covid-19 của tỉnh Thái Bình (tuần từ 11/3-18/3/2022)

Theo số liệu thống kê báo cáo của Sở Thông tin và Truyền thông, hoạt động của Tổ công nghệ hỗ trợ phòng, chống dịch Covid -19  của tỉnh, tình hình thực hiện các ứng dụng công nghệ thông tin trong phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh mang lại hiệu quả cao.

Phần mềm quản lý F0 tại nhà và tổng đài đường dây nóng  tư vấn cho người nhiễm Covid-19 điều trị tại nhà đã thực sự đem lại lợi ích thiết thực cho người dân trong việc điều trị F0 tại nhà. Lũy tích đến ngày 18/3/2022, hệ thống đã gửi 505.000 tin nhắn tới bệnh nhân. Sở Thông tin và Truyền thông tiếp tục phối hợp với Đoàn Thanh niên Cộng  sản Hồ Chí Minh tỉnh, Trường  Đại học Y-Dược Thái Bình và đơn vị có liên quan vận  hành số tổng đài 1800.9402. Đến 18/3/2022, tổng đài đã tiếp nhận và xử lý 42 cuộc gọi, kết nối giữa cán bộ Trường Đại học Y-Dược Thái Bình với bệnh nhân mắc Covid- 9 điều trị tại nhà để tư vấn, hướng dẫn cho người bệnh cách chăm sóc sức khoẻ. Ứng dụng quét mã QR, khai báo y tế thực hiện hiệu quả với tổng số các điểm có QR code trên địa bàn tỉnh: 25.190 điểm, trong tuần có  27.337 lượt quét. Tình hình khai báo y tế, phản ánh y tế của người dân trên các ứng  dụng công nghệ thông tin với tổng số lượng khai báo y tế trong tuần: 3.113 tờ khai. Trong đó: khai báo người dân: 2.867; nội địa: 92; khai báo nhập cảnh: 154. Hệ thống phần mềm Quản lý tiêm chủng Covid-19 và Sổ sức khỏe  điện tử. Đến ngày 17/3/2022 có 3.133.638 mũi tiêm được cập nhật lên hệ thống phần mềm quản lý tiêm chủng Covid- 9, chiếm 91,96% tổng số mũi tiêm vắc xin đã tiêm. Hoạt động của Tổ truyền thông hỗ trợ phòng, chống dịch Covid-19 của tỉnh, trong tuần, các cơ quan báo chí, truyền thông đưa tin hướng dẫn mới nhất mới Bộ Y tế về quản lý tại nhà đối với người mắc Covid-19, theo đó, người mắc Covid- 9 không được ra khỏi nhà. Bên cạnh đó, các cơ quan báo chí thông tin về khác biết triệu chứng khi nhiễm Omicron, Delta, cúm và cảm lạnh để nhân  dân biết, phân biệt; tiếp tục hướng dẫn nhân dân chế độ dinh dưỡng cho người bệnh Covid- 9; hiểu đúng về xét nghiệm bằng phương pháp test nhanh kháng  nguyên, tránh lãng phí kít test; khuyến cáo người dân không tự ý sử dụng thuốc khi điều trị Covid-19 tại nhà như thuốc kháng vi rút, thuốc kháng sinh và thuốc  kháng viêm…Đồng thời khuyến cáo nhân nhân cảnh giác với biến chứng đột quỵ hậu Covid-19. 

Báo chí phản ánh, diễn biến dịch từ đầu năm 2022 đến nay tại Thái Bình  rất phức tạp, số ca F0 tăng cao, tuy nhiên các địa phương trong tỉnh vẫn duy trì, tổ chức khá tốt việc dạy học trực tiếp tại trường. Trong bối cảnh vừa dạy học, vừa phòng, chống dịch các trường đang thiết lập trạng thái bình thường mới, nỗ lực duy trì dạy học hạn chế nguy cơ gián đoạn quá trình học tập của học sinh. 

Tổ Công nghệ và Tổ truyền thông hỗ trợ phòng, chống dịch Covid-19 của tỉnh Thái Bình cùng các cơ quan báo chí tiếp tục khuyến cáo nhân dân không chủ quan, không hoang mang trước dịch bệnh; khuyến cáo các trường hợp F0 khỏi bệnh không được chủ quan, nhất là người có nguy cơ tái nhiễm cao. Số ca mắc tăng, phần lớn các ca mắc có  triệu chứng nhẹ do đã tiêm vắc xin phòng Covid- 9 khiến một bộ phận người dân có tư tưởng chủ quan ai rồi cũng sẽ mắc Covid- 9, có mắc bệnh cũng nhẹ, không đáng lo. Tuy nhiên, tâm lý này có thể khiến số ca mắc tiếp tục tăng cao. Nếu để lây nhiễm cho các trường hợp nguy cơ cao như người cao tuổi, người có bệnh nền sẽ kéo theo số bệnh nhân chuyển nặng tăng, ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người bệnh, đồng thời gây áp lực lên hệ thống y  tế. 

Trong tuần qua các cơ quan báo chí tiếp tục tuyên truyền để nhân dân biết và sử dụng tổng đài miễn cước cuộc gọi 1800.9402 phục vụ việc tư vấn cho bệnh nhân mắc Covid- 9 điều trị tại nhà. 


Tác giả: Thanh Tâm
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết