• :
  • :
Trung tâm kiểm soát bệnh tật Thái Bình: Chuyên nghiệp - Tận tâm - Vì cộng đồng
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Chạy bộ đúng cách - Bí quyết phòng bệnh đột quỵ

Chạy bộ là một hình thức luyện tập đơn giản, dễ thực hiện và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như kiểm soát cân nặng, giảm căng thẳng giúp cải thiện bệnh tim mạch, xương khớp và tinh thần.

Tuy nhiên, nếu không thực hiện đúng cách, chủ quan không tầm soát bệnh lý tim mạch và tập sai cách thì người chạy bộ có thể đối mặt nguy cơ đột quỵ bất cứ lúc nào, nhất là với những người có bệnh nền như: Tim mạch, Tăng huyết áp, Đái tháo đường… hoặc thể trạng yếu. Dưới đây là những bí quyết quan trọng giúp bạn chạy bộ an toàn, giúp giảm thiểu nguy cơ đột quỵ:

 

 

  1. Khám sức khỏe trước khi bắt đầu thực hiện thể dục bằng chạy bộ

Trước khi bước vào một kế hoạch chạy bộ thường xuyên, đặc biệt là người trung niên, cao tuổi hoặc có tiền sử bệnh lý: Tim mạch, Tăng huyết áp, Đái tháo đường…nên đi khám sức khỏe tổng quát. Bác sĩ sẽ giúp đánh giá tình trạng tim mạch, huyết áp và đưa ra khuyến nghị về chế độ dinh dưỡng, luyện tập phù hợp với sức khỏe của từng người.

  1. Khởi động và chạy đúng cách

Không khởi động hoặc khởi động sơ sài có thể khiến tim và hệ cơ xương chưa kịp thích nghi với vận động mạnh, làm tăng nguy cơ co thắt mạch máu hoặc tai biến mạch máu não. Trước khi chạy, hãy dành 5-10 phút để khởi động nhẹ nhàng các nhóm cơ và làm nóng cơ thể điều này giúp cơ thể thích nghi dần với vận động giảm nguy cơ đột quỵ do thay đổi đột ngột. Trong quá trình chạy nên chạy với tư thế thẳng lưng tránh khom người về phía trước, vai thả lỏng và tay đánh nhịp nhàng khong vung tay quá mạnh, chân tiếp đất bằng giữa bàn chân rồi mới đến mũi chân, hít thở sâu đều đặn.

  1. Chạy bộ với cường độ phù hợp

Không nên bắt đầu chạy quá nhanh hoặc tập luyện quá sức, đặc biệt là khi mới bắt đầu hoặc sau thời gian dài không vận động. Hãy bắt đầu từ từ, nâng dần cường độ theo thời gian người mới bắt đầu nên đi bộ nhẹ nhàng sau đó tăng dần theo từng tuần, tháng. Lắng nghe cơ thể không nên ép bản thân chạy quá khả năng đặc biệt là khi cảm thấy mệt, chóng mặt, đau ngực, khó thở… hãy dừng lại ngay và nghỉ ngơi.

  1. Uống đủ nước

Mất nước khi chạy bộ có thể gây tụt huyết áp, tăng nguy cơ rối loạn điện giải và làm máu đặc lại gây ảnh hưởng lưu thông đó là một trong những yếu tố nguy cơ dẫn đến đột quỵ. Hãy đảm bảo cơ thể luôn đủ nước trước, trong và sau khi chạy, nhất là khi thời tiết nắng nóng.

  1. Tránh chạy bộ lúc thời tiết khắc nghiệt

Nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh đều ảnh hưởng đến hệ tim mạch và làm tăng nguy cơ đột quỵ. Nên chọn thời điểm chạy bộ vào sáng sớm hoặc chiều muộn, khi thời tiết mát mẻ, không quá nắng gắt hoặc lạnh buốt.

          6. Đừng bỏ qua dấu hiệu cảnh báo

Nếu trong lúc chạy bộ bạn cảm thấy chóng mặt, đau đầu, hoa mắt, buồn nôn, đau ngực hoặc tim đập nhanh bất thường hãy dừng chạy ngay, ngồi nghỉ ngơi và theo dõi thêm. Những dấu hiệu này có thể là cảnh báo sớm của một cơn đột quỵ.

7. Lựa chọn trang phục phù hợp: Chọn size giày kích thước phù hợp có dộ bám dính tốt hoặc có độ đàn hồi sẽ giảm gây chấn thương và không ảnh hưởng tới tuần hoàn máu. Mặc quần áo thoải mái, thoáng mát dễ thấm hút mồ hôi.

 

8. Nên ăn nhẹ trước khi chạy bộ từ 1- 2 giờ để bổ sung thực phẩm giàu điện giải, không nên chạy bộ khi đói hoặc sau khi ăn no để tránh gây áp lực lên tim mạch, kết hợp nghỉ ngơi, thư giãn, bổ sung nước, điện giải hoặc ăn hoa quả sau mỗi buổi tập.

           9. Tập kiên trì và đều đặn

Việc tập luyện chạy bộ đột ngột, không có kế hoạch hoặc chỉ theo ngẫu hứng có thể gây hại nhiều hơn lợi. Hãy xây dựng một lịch tập hợp lý, điều độ và phù hợp với sức khỏe của mỗi người.

Chạy bộ đúng cách không chỉ giúp cải thiện sức khỏe mà còn là biện pháp phòng ngừa đột quỵ hiệu quả.Chạy bộ là "liều thuốc" quý cho sức khỏe, nhưng chỉ phát huy tác dụng khi được thực hiện đúng cách vì thế hãy tập luyện một cách khoa học, an toàn, hợp lý để sống khỏe mỗi ngày./.


Tác giả: Đoàn Huê
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết