• :
  • :
Trung tâm kiểm soát bệnh tật Thái Bình: Chuyên nghiệp - Tận tâm - Vì cộng đồng
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Chăm sóc, điều trị người bệnh Viêm gan B,C

Viêm gan B, C là bệnh truyền nhiễm do vi rút viêm gan B, C gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nếu không được điều trị và chăm sóc đúng cách. Ngoài việc tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, người bệnh cũng nên lưu ý tới chế độ dinh dưỡng để tránh tổn thương gan do viêm gan.

 1. Người bệnh viêm gan nên ăn các loại thực phẩm sau:

  • Ăn nhiều trái cây và rau quả, nên ăn đa dạng các loại rau củ quả càng nhiều màu sắc càng tốt.
  • Các loại ngũ cốc nguyên hạt như yến mch, go lt, lúa mạch...
  • Protein nc như cá, thịt gà không da, lòng trắng trứng và các loại đậu, đỗ.
  • Các sản phẩm từ sữa ít béo hoặc không béo.
  • Chất béo lành mạnh như chất béo trong các loại hạt, quả bơ và dầu oliu.
  • Nên chú ý tới khẩu phần ăn cho mỗi bữa. 1/4 đĩa thức ăn phải chứa carbohydrate giàu chất xơ như ngũ cốc nguyên hạt, 1/4 nên chứa nguồn protein nạc và nửa còn lại nên chứa đầy trái cây và rau quả.

Để giúp cơ thể xử lý thức ăn tốt hơn và hoạt động tốt nhất, cần đảm bảo uống nhiều nước. Nên uống nước lọc tốt hơn đồ uống chứa caffeine như cà phê và cola.

2. Người bệnh viêm gan không nên ăn các loại thực phẩm sau

  • Đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ: Khoai tây chiên, gà rán, thịt mỡ, da, nội tạng động vật, bơ và các thực phẩm từ sữa giàu chất béo khác…chứa cholesterol cao  khiến gan phải hoạt động nhiều hơn để chuyển hóa làm tình trạng viêm gan nặng thêm.
  • Hải sản sống hoặc chưa nấu chín kỹ.
  • Đồ ăn chế biến sẵn, đong gói: Mì ăn liền, đồ hộp, xúc xích, lạp xường.
  • Đồ uống có cồn (rượu, bia) là chất độc với gan, đặc biệt nguy hiểm với người đang bị viêm gan, dễ dẫn đến xơ gan hoặc ung thư gan nếu sử dụng nhiều.
  • Thực phẩm nhiều đường như bánh quy, bánh ngọt, soda và thức ăn đóng gói, trà sữa, nước uống đóng chai có đường, mứt, siro.
  • Thực phẩm chứa hàm lượng muối cao.

3. Các biện pháp hỗ trợ phòng ngừa tổn thương gan

Vì cơ thể đang chiến đấu với virus viêm gan nên hãy thực hiện các biện pháp phòng ngừa đặc biệt để phòng tránh mọi căn bệnh có thể làm tăng nguy cơ tổn thương gan. Do đó cần rửa sạch tất cả các loại thịt, trái cây và rau quả để loại bỏ mọi chất cặn có hại, đồng thời rửa tay kỹ trước và sau khi xử lý thực phẩm để ngăn ngừa lây nhiễm chéo.

Ở người mắc viêm gan, do chức năng gan bị suy giảm nên cần lựa chọn thực phẩm an toàn, tươi sạch, hạn chế những thực phẩm lạ dễ gây dị ứng. Khi chế biến thực phẩm cần đảm bảo vệ sinh, nấu chín kỹ thức ăn.

Những người bị viêm gan nên uống vitamin tổng hợp hàng ngày theo hướng dẫn của bác sĩ vì Vitamin nhóm B có thể giúp hỗ trợ quá trình chữa lành của gan.

Tuy nhiên, người mắc viêm gan B, C cần đảm bảo không nạp quá nhiều vitamin và khoáng chất nhất định thông qua việc sử dụng thực phẩm bổ sung, vì một số loại có thể gây tổn thương gan. Hãy thận trọng với: Sắt; Vitamin A; Vitamin B3; Vitamin C; Vitamin D.

Bệnh nhân viêm gan muốn dùng thực phẩm bổ sung phải luôn tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thử bất kỳ chất bổ sung hoặc thảo dược nào, không tự ý sử dụng, không lạm dụng.

Khi mắc bệnh viêm gan B hoặc C, người bệnh cần được điều trị càng sớm càng tốt để phòng ngừa biến chứng. Bên cạnh đó người bệnh nên tuân thủ một lối sống lành mạnh, tránh uống rượu và hút thuốc lá. Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng, tập thể dục thường xuyên. Mỗi người nên khám sức khỏe định kỳ nhằm phát hiện sớm và điều trị kịp thời viêm gan virus B và C.

Tại tỉnh Thái Bình, những người nghi ngờ mắc viêm gan B, C hãy đến Trạm Y tế xã/phường/thị trấn, Bệnh viện Đa khoa huyện/thành phố, Bệnh viện Đa khoa  tỉnh để được khám, tư vấn, điều trị  kịp thời./.


Tác giả: Đoàn Huê
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết