• :
  • :
CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỦA TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT TỈNH THÁI BÌNH
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

HƯỚNG DẪN PHÂN LOẠI RÁC THẢI SINH HOẠT

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của xã hội và sự gia tăng dân số không ngừng tại Việt Nam đã khiến cho rác thải sinh hoạt có số lượng ngày một tăng, thành phần ngày càng phức tạp và tiềm ẩn ngày càng nhiều nguy cơ độc hại với môi trường và sức khoẻ con người. 

Phân loại rác thải sinh hoạt là việc làm quan trọng mà mỗi cá nhân nên thực hiện nhằm góp phần giữ gìn môi trường sống xanh, sạch, đẹp. Thông thường, rác thải nguồn sẽ được chia thành ba loại như sau:

Rác vô cơ

Chất thải rắn khó phân hủy là những thành phần rác vô cơ và chất rắn trơ (túi nilon, cành cây, bùn đất, hộp xốp...). Chất thải này sẽ đưa về khu xử lý đốt hoặc chôn lấp;

Nguồn gốc rác vô cơ là các loại vật liệu xây dựng không thể sử dụng được, các loại bao bì, vỏ hộp không thể tái chế, các loại túi ni lông thường được bỏ đi sau quá trình sử dụng. Phân loại rác thải nhựa như: đựng hộp sữa, thực phẩm, những vật dụng, thiết bị trong nhà.

Rác hữu cơ

Chứa chất thải rắn dễ phân hủy là rác hữu cơ có nguồn gốc từ việc nấu ăn, thức ăn thừa và thải ra trong sinh hoạt hàng ngày của con người (bã chè, bã cà phê, lá cây, gỗ mục…). Chất thải này được sử dụng làm phân bón vi sinh, phân hữu cơ và thức ăn chăn nuôi. Rác thải hữu cơ ngược lại với rác vô cơ, là chất thải dễ phân hủy. 

Để xử lý chất thải rắn hữu cơ, đối với các hộ gia đình có nhiều đất vườn, rác hữu cơ dễ phân hủy được tận dụng làm phân bón vi sinh tại gia đình bằng hố rác di động. Hố rác di động là hố nhỏ được đào để hằng ngày người dân đổ phần rác hữu cơ dễ phân hủy xuống, dùng nắp đậy che kín mặt hố, sau một thời gian rác sẽ hoai mục thành phần dùng để bón cho cây trồng hoặc cải tạo đất rất tốt.

Rác tái chế

Rác tái chế là các loại rác khó phân hủy nhưng có thể đưa vào sản xuất, tái chế thành các sản phẩm có thể sử dụng được. Rác tái chế thường là các chất vô cơ như: giấy thải, các loại vỏ hộp chai, lọ, vỏ lon thực phẩm, kim loại,...

Việc phân loại chất thải đã được quy định tại Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 như sau:

Đối với hộ gia đình, cá nhân ở đô thị

Hộ gia đình, cá nhân ở đô thị phải thu gom chất thải rắn sinh hoạt sau khi thực hiện phân loại theo quy định vào các bao bì để chuyển giao như sau:

  • Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân tái sử dụng, tái chế hoặc cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt;
  • Chất thải thực phẩm và chất thải rắn sinh hoạt khác phải được chứa, đựng trong bao bì theo quy định và chuyển giao cho cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt; chất thải thực phẩm có thể được sử dụng làm phân bón hữu cơ, làm thức ăn chăn nuôi.

Đối với hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn

       Hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt sau khi thực hiện phân loại theo quy định thực hiện quản lý như sau:

  • Khuyến khích tận dụng tối đa chất thải thực phẩm để làm phân bón hữu cơ, làm thức ăn chăn nuôi;
  • Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân tái sử dụng, tái chế hoặc cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt;
  • Chất thải thực phẩm không thực hiện theo quy định trên phải được chuyển giao cho cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt;
  • Chất thải rắn sinh hoạt khác phải được chứa, đựng trong bao bì theo quy định và chuyển giao cho cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt.

Việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn giúp: Giảm lượng rác thải ra môi trường - tiết kiệm chi phí thu gom, vận chuyển, xử lý; Giảm lượng rác chôn lấp - tiết kiệm tài nguyên đất; giảm ô nhiễm môi trường; Tăng lượng rác tái chế, tái sử dụng - tận dụng, tiết kiệm tài nguyên; mang lợi ích kinh tế cho gia đình; gây quỹ cho hoạt động cộng đồng; Nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên. Đây còn là trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với xã hội.

Hãy phân loại rác thải vì một môi trường trong lành, không còn ô nhiễm./.


Tác giả: BS Trần Thị Hương
Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
CHUYÊN MỤC
LIÊN KẾT WEB