• :
  • :
Trung tâm kiểm soát bệnh tật Thái Bình: Chuyên nghiệp - Tận tâm - Vì cộng đồng
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động Quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2021-2030 trong công nhân, viên chức, lao động

 Thực hiện Kế hoạch số 121/KH-LĐLĐ ngày 12/5/2021 của Liên đoàn Lao động tỉnh Thái Bình về thực hiện Chương trình hành động Quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2021-2030 trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), ngày 17  tháng 5 năm 2021, Ban Thường vụ Công đoàn ngành Y tế Thái Bình xây dựng Kế hoạch 63/KH-CĐYTvới những nội dung cụ thể như sau:

Mục đích của Kế hoạch: Nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và nâng cao trách nhiệm của các cấp công đoàn, của CNVCLĐ về công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em.Tăng cường hoạt động của các cấp công đoàn nhằm chăm lo ngày càng tốt hơn về mọi mặt cho trẻ em là con CNVCLĐ. Việc tổ chức các hoạt động thiết thực, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm, tránh lãng phí, phù hợp với điều kiện thực tế của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.

Kế hoạch nhằm đạt mục tiêu chung là: Đảm bảo thực hiện các quyền trẻ em, sự phát triển toàn diện của trẻ em là con CNVCLĐ nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng cao cho phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế.Nâng cao chất lượng cuộc sống và tạo cơ hội phát triển bình đẳng cho mỗi trẻ em. Tạo lập môi trường sống an toàn, lành mạnh và thân thiện cho trẻ em là con CNVCLĐ, góp phần hoàn thành các mục tiêu của Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững.

Mục tiêu cụ thể: Phấn đấu đến năm 2025 đạt trên 90% và đến năm 2030 đạt trên 95% cán bộ công đoàn các cấp được truyền thông nâng cao nhận thức và kỹ năng tuyên truyền về công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em. Phấn đấu đến năm 2025 đạt trên đạt trên 90% và đến năm 2030 đạt trên 95% gia đình CNVCLĐ được truyền thông, giáo dục về kiến thức, kỹ năng thực hiện quyền trẻ em, chăm sóc trẻ em phát triển toàn diện; chăm lo giáo dục, văn hóa, vui chơi, giải trí cho trẻ em, bảo vệ trẻ em, phòng chống xâm hại trẻ em phòng chống tai nạn thương tích trẻ em và thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em vào các vấn đề liên quan đến trẻ em.

          Các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu:

1. Tăng cường công tác truyền thông nhằm tiếp tục nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ công đoàn và CNVCLĐ về các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể của Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2021-2030.

2.Thường xuyên củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Nữ công quần chúng, tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, tập trung nghiên cứu phát triển các mô hình hiệu quả trong chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng cho lao động nữ và trẻ em.

3. Tăng cường sự chỉ đạo, hướng dẫn của các cấp công đoàn đối với việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch thông qua việc xây dựng các chương trình, kế hoạch cụ thể hằng năm về công tác trẻ em; bảo đảm việc lồng ghép các mục tiêu, chỉ tiêu về trẻ em con CNVCLĐ trong chương trình công tác hằng năm và trong cả nhiệm kỳ của công đoàn và xác định cụ thể cơ chế, nguồn lực để thực hiện.

4. Làm tốt công tác chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng cho CNVCLĐ; tham gia xây dựng, chính sách pháp luật liên quan đến lao động nữ và trẻ em, đặc biệt những chính sách về tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, an toàn, vệ sinh lao động, nhà ở, nhà trẻ, mẫu giáo cho con CNVCLĐ; xây dựng các ca bin vắt trữ sữa cho lao động nữ đang nuôi con nhỏ tại các doanh nghiệp có nhiều lao động nữ...

5. Tổ chức hiệu quả các hoạt động xã hội trong CNVCLĐ, tạo điều kiện cho CNVCLĐ có hoàn cảnh khó khăn được hỗ trợ vay vốn, phát triển kinh tế gia đình; hỗ trợ con CNVCLĐ vượt khó vươn lên trong học tập, hằng năm có chương trình hỗ trợ trẻ em con CNLĐ bị bệnh hiểm nghèo, khuyết tật, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn…

6. Tăng cường công tác phối hợp với các cơ quan chức năng trong lĩnh vực bảo vệ trẻ em thông qua các chương trình phối hợp cụ thể hằng năm hoặc các chương trình đột xuất.

Về công tác tổ chức thực hiện:

Công đoàn ngành Y tế: Ban hành kế hoạch chỉ đạo các Công đoàn cơ sở triển khai thực hiện, cụ thể hóa các mục tiêu, chương trình cụ thể; định kỳ báo cáo về Liên đoàn Lao đọng tỉnh theo quy định. Phối hợp với các cơ quan liên quan và Ban vì sự tiến bộ phụ nữ ngành hướng dẫn các Công đoàn cơ sở trong việc tuyên truyền, vận động đoàn viên, CNVCLĐ thực hiện các chính sách, pháp luật về công tác trẻ em.

Công đoàn cơ sở: Căn cứ tình hình thực của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cụ thể hóa và lồng ghép các mục tiêu của Kế hoạch này trong chương trình công tác Ban chấp hành công đoàn cơ sở; đảm bảo hằng năm mỗi đơn vị có tổ chức ít nhất một hoạt động vì trẻ em con CNVCLĐ. Định kỳ báo cáo kết quả thực hiện lồng ghép trong báo cáo 6 tháng, báo cáo năm về công tác nữ công, công đoàn. Phối hợp với chính quyền, cơ quan chuyên môn đồng cấp tuyên truyền, vận động đoàn viên, CNVCLĐ thực hiện tốt chính sách, pháp luật về công tác trẻ em./.


Tác giả: Nguyễn Hiệu
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết