• :
  • :
Trung tâm kiểm soát bệnh tật Thái Bình: Chuyên nghiệp - Tận tâm - Vì cộng đồng
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Thái Bình mở rộng hoạt động “Tăng cường sàng lọc, chẩn đoán, chăm sóc và điều trị viêm gan virus tại tuyến y tế cơ sở”

Việt Nam là một trong 10 quốc gia có số người nhiễm viêm gan B và C cao nhất trên thế giới. Với mục tiêu góp phần thanh toán bệnh viêm gan virus vào năm 2030 tại Việt Nam, Dự án “Tăng cường sàng lọc, chẩn đoán, chăm sóc và điều trị viêm gan virus tại tuyến y tế cơ sở” đã, đang triển khai điểm tại 02 huyện Tiền Hải và Quỳnh Phụ của tỉnh Thái Bình. Dự án được thực hiện bởi sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác phát triển Y tế Việt Nam (HAIVN) thuộc Trung tâm Y tế BIDMC – Trường Y Harvard.

 Nhằm hỗ trợ kỹ thuật cho việc triển khai và cải thiện chất lượng liên tục trong cung cấp dịch vụ sàng lọc, chăm sóc và điều trị viêm gan B, C tại bệnh viện huyện, ngày 12/11, Đoàn công tác của Trung tâm BIDMC gồm 17 chuyên gia và 11 cán bộ đã có buổi làm việc với Sở Y tế tỉnh Thái Bình, các đơn vị thụ hưởng Dự án và một số bệnh nhân viêm gan B, C đang được điều trị, chữa khỏi. Tại đây, nhiều bài học kinh nghiệm trong quá trình triển khai Dự án đã được chia sẻ. Dự án cũng tặng hoa, quà tri ân các lãnh đạo, cán bộ y tế và bệnh nhân mắc bệnh viêm gan B, C được điều trị khỏi.

 

Thông qua các hoạt động của Dự án, từ năm 2022 đến hết tháng 10/2024, tại tỉnh đã triển khai 5 loại tài liệu truyền thông viêm gan B,C, phân bổ 1.000 bộ áp phích, 20.000 tờ gấp, cung cấp các thông điệp, bài viết tuyên truyền phòng, chống viêm gan B, C trên các phương tiện thông tin đại chúng: Đài PTTH tỉnh, Báo Thái Bình, Đài Truyền thanh – Truyền hình huyện, Đài Phát thanh xã, Website của Sở Y tế, CDC...Đã có hơn 3.800 người dân được sàng lọc và truyền thông về viêm gan B, C ngay tại tuyến xã, trong đó đã có hơn 200 người dương tính với viêm gan B và C được tiếp cận điều trị tại Bệnh viện Đa khoa huyện Tiền Hải và Quỳnh Phụ. Điều quan trọng nhất, đó là việc người dân được điều trị bệnh viêm gan B và viêm gan C thông qua bảo hiểm y tế tại bệnh viện tuyến huyện, không chỉ giúp người bệnh được thuận lợi, còn tăng cường được năng lực cho y tế cơ sở và góp phần giảm tải cho bệnh viện tuyến Trung ương. Mô hình này thực sự giúp người dân tiếp cận dễ dàng hơn, điều trị hiệu quả hơn và giảm gánh nặng bệnh tật cho xã hội. Hệ thống dữ liệu theo dõi, đánh giá được triển khai và từng bước hoàn thiện.

 

Từ hiệu quả của Dự án tại 02 huyện Quỳnh Phụ và Tiền Hải, mô hình đang tiếp tục được nhân rộng ra huyện Vũ Thư, Hưng Hà vào năm 2025 và các huyện còn lại trên địa bàn tỉnh trong các năm tiếp theo. Đây là việc làm cần thiết, quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu thanh toán bệnh viêm gan virus vào năm 2030 tại Việt Nam./.


Tác giả: Hoàng Thía
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết