• :
  • :
CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỦA TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT TỈNH THÁI BÌNH
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Thái Bình tăng cường các giải pháp hướng tới mục tiêu để người dân trên địa bàn tỉnh được sống trong môi trường không còn bệnh Lao vào năm 2030

Bệnh Lao là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đối với tính mạng cũng như sức khỏe người mắc bệnh cùng với nguy cơ lây lan ra cộng đồng lớn; bệnh có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm, chữa đúng phương pháp và đủ thời gian. Vì vậy công tác phòng, chống bệnh Lao là một nhiệm vụ quan trọng lâu dài của cả hệ thống chính trị trong đó ngành Y tế là nòng cốt.

Công tác phòng, chống bệnh Lao tại Việt Nam thời gian vừa qua đã được

Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ quan tâm chỉ đạo triển khai tích cực và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng đáng ghi nhận. Năm 2015, Việt Nam đã là 1 trong 9 nước đạt Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ ở cả 3 chỉ số hiện mắc, mới mắc và tử vong do Lao. Hệ thống y tế phòng, chống bệnh Lao và bệnh Phổi toàn quốc hoạt động hiệu quả: tỷ lệ điều trị thành công cao (92% đối với người bệnh Lao nhạy cảm, trên 75% đối với người bệnh Lao kháng thuốc); tình trạng lây truyền Lao kháng thuốc trong cộng đồng từng bước được khống chế.

Bên cạnh những kết quả tích cực nêu trên, vẫn còn rất nhiều khó khăn, thách thức cần sớm được khắc phục. Ước tính Việt Nam có khoảng 172.000 người mắc bệnh Lao và khoảng trên 13.000 người tử vong vì bệnh Lao hàng năm; là quốc gia đứng thứ 11 trong số 30 quốc gia có gánh nặng bệnh Lao, Lao kháng thuốc cao trên toàn cầu; ý thức chủ động phòng, chống và điều trị bệnh và sự quan tâm của người dân còn chưa cao.

Để có thể đạt mục tiêu cơ bản chấm dứt dịch bệnh Lao vào năm 2030 theo Công điện số 25/CĐ-TTg ngày 25/03/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác phòng, chống bệnh Lao và để kiểm soát bệnh Lao trên địa bàn tỉnh, ngày 10/4/2024, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình ban hành Kế hoạch Số 440/QĐ-UBND về việc Ban hành Kế hoạch phòng, chống Lao trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Các giải pháp phòng, chống bệnh Lao được đưa ra bao gồm:

Giải pháp chính sách, pháp luật

- Rà soát, sửa đổi và bổ sung chế độ chính sách ưu đãi phù hợp với thực tiễn công tác phòng, chống bệnh Lao theo các quy định hiện hành.

- Xây dựng quy định về phối hợp giữa các cơ sở y tế trong quản lý bệnh Lao theo Thông tư số 02/2013/TT-BYT ngày 15/01/2013 của Bộ Y tế.

- Hệ thống mạng lưới: Kiện toàn mạng lưới phòng, chống Lao của tỉnh theo hướng đồng bộ, chính quy, hiện đại, chuyên sâu, chất lượng cao.

Giải pháp truyền thông

- Đẩy mạnh công tác truyền thông phổ biến Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, chính sách, pháp luật về phòng, chống bệnh Lao, quy định tại Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm để mọi tầng lớp nhân dân hiểu, không mặc cảm, kỳ thị đối với bệnh Lao và chủ động tiếp cận sử dụng dịch vụ khám phát hiện, chẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh Lao do ngành Y tế cung cấp.

- Các cơ quan, tổ chức, cộng đồng, người bệnh, người nhà, người bệnh tham gia tích cực vào tuyên truyền về bệnh Lao để mọi tầng lớp nhân dân hiểu và chủ động phòng, chống bệnh Lao.

- Xây dựng chính sách khuyến khích cộng đồng xã hội tham gia truyền thông giáo dục sức khỏe về phòng, chống bệnh Lao.

Giải pháp chuyên môn kỹ thuật và dịch vụ phòng, chống bệnh Lao

- Tăng cường phát hiện Lao sớm và điều trị có hiệu quả bệnh Lao:

Các cơ sở y tế có trách nhiệm cung cấp dịch vụ khám phát hiện, chẩn đoán, điều trị dự phòng và quản lý bệnh Lao theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Các cơ sở y tế chuyên khoa Lao và bệnh Phổi các tuyến chủ trì, phối hợp với các cơ sở y tế đa khoa, chuyên khoa khác và y tế ngoài công lập bảo đảm hướng dẫn, giám sát việc cung cấp dịch vụ khám phát hiện, chẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh Lao có chất lượng cho mọi người dân.

Đẩy mạnh công tác phát hiện Lao, Lao tiềm ẩn thông qua hoạt động chủ động phát hiện Lao tại cộng đồng (đặc biệt khu vực nông thôn, vùng xa trung tâm) và tăng cường phát hiện Lao tại cơ sở y tế.

Tăng cường hệ thống y tế để có triển chẩn đoán nhanh, đúng, khống chế nguồn lây và nâng cao chất lượng điều trị Lao đặc biệt kiểm soát tốt Lao kháng thuốc.

Thực hiện đồng bộ và có hiệu quả các hoạt động can thiệp bao gồm phối hợp Lao/HIV, kiểm soát Lao và Lao tiềm ẩn ở trẻ em, kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện dự phòng Lao.

Tổ chức các hội thảo, tập huấn cập nhật kiến thức nhằm nâng cao năng lực kiểm tra, giám sát cho cán bộ phòng, chống Lao các tuyến.

- Đẩy mạnh việc áp dụng các kỹ thuật mới vào khám phát hiện, chẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh Lao như:

Nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh Lao tại cơ sở, cải tiến năng lực xét nghiệm và X - Quang phổi, đặc biệt chú trọng đến việc mở rộng sử dụng 2X (X - Quang + Xpert) tại các cơ sở y tế, tổ chống Lao trên địa bàn tỉnh.

Triển khai can thiệp tích cực, phát hiện chủ động bệnh Lao tại cộng đồng, tập trung vào các khu vực xã xa trung tâm, vùng ven biển. Tập trung sàng lọc Lao vào nhóm đối tượng nguy cơ cao người tiếp xúc, cơ sở cai nghiện, người có HIV, cơ sở Trại giam, Tạm giam và có cơ chế quản lý riêng cho nhóm đặc biệt.

Ứng dụng tối đa các kỹ thuật chẩn đoán Lao để phát hiện sớm nhiều nhất số bệnh nhân Lao, Lao kháng thuốc, Lao trẻ em, Lao/HIV có trong cộng đồng.

Nghiên cứu triển khai áp dụng các mô hình tiếp cận mới nhằm tăng khả

năng cung ứng dịch vụ để người dân tiếp cận các dịch vụ phòng, chống Lao có chất lượng cao. Sử dụng kỹ thuật mới Realtime - PCR, GenXpert để chẩn đoán Lao âm, Lao kháng thuốc, X - Quang kỹ thuật số, nuôi cấy trên môi trường lỏng.

Sử dụng hiệu quả các kỹ thuật: Soi đờm trực tiếp, X - Quang ngực chuẩn để khám, chữa và phòng bệnh Lao đạt hiệu quả cao nhất.

Xây dựng kế hoạch để chủ động tiếp cận các kỹ thuật đã được Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo sử dụng nhằm phổ cập dịch vụ khám phát hiện, điều trị và dự phòng bệnh Lao toàn diện cũng như sử dụng tối ưu các kỹ thuật truyền thông để khám, chữa và phòng bệnh Lao đạt hiệu quả trong điều kiện tại địa phương.

Nghiên cứu, triển khai thí điểm áp dụng các mô hình tiếp cận mới trước khi triển khai phổ cập các dịch vụ phòng, chống Lao cho người dân thông qua hệ thống y tế công lập và ngoài công lập với sự tham gia của các tổ chức, đoàn thể và cộng đồng. Thường xuyên rà soát, đánh giá các mô hình đã được thí điểm, nếu có hiệu quả cao, chủ động triển khai nhân rộng nhằm tăng khả năng cung ứng dịch vụ cũng như tạo điều kiện để người dân tiếp cận với các dịch vụ khám, chữa bệnh Lao có chất lượng hơn.

- Nâng cao chất lượng hoạt động phối hợp y tế công tư (PPM) trong phát hiện, chuyển gửi người nghi Lao.

Giải pháp hợp tác quốc tế

- Củng cố và tăng cường hợp tác với các nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài hỗ trợ kỹ thuật phòng, chống Lao.

- Mở rộng hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực của công tác phòng, chống Lao, tích cực và chủ động vận động sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế cho các lĩnh vực đột phá trong công tác phòng, chống Lao như; Quỹ toàn cầu, Quỹ Hỗ trợ người bệnh chiến thắng bệnh Lao (PASTB),...

Giải pháp về cung ứng thuốc và chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân Lao

- Tiếp tục duy trì việc cung ứng thuốc chữa bệnh Lao phù hợp cho công tác phòng, chống bệnh Lao kịp thời.

- Đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân Lao thông qua áp dụng suất ăn bệnh lý.

Giải pháp về hậu cần kỹ thuật, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế phục vụ hoạt động sàng lọc, phát hiện thu dung, điều trị bệnh nhân Lao tại cộng đồng và các cơ sở điều trị

- Đầu tư nâng cấp, cải tạo cơ sở hạ tầng cho các cơ sở điều trị, mạng lưới chống Lao các tuyến đáp ứng các điều kiện phục vụ người bệnh khi đến khám và điều trị bệnh Lao.

- Tập trung nguồn lực đầu tư, mua sắm bổ sung trang thiết bị y tế cho các cơ sở điều trị, tổ chống Lao các tuyến để nâng cao năng lực sàng lọc, phát hiện, chẩn đoán, thu dung và điều trị bệnh Lao tại cộng đồng và các cơ sở điều trị.

- Tăng cường năng lực xét nghiệm Lao kháng thuốc; công tác tầm soát, phát hiện, quản lý điều trị bệnh nhân Lao kháng thuốc, bệnh nhân đồng nhiễm Lao/HIV; theo dõi tình hình kháng thuốc và phản ứng có hại của thuốc điều trị bệnh Lao.

- Đề xuất Bệnh viện Phổi Trung ương - Chương trình chống lao Quốc gia hỗ trợ cấp các máy móc, trang thiết bị chuyên dùng giai đoạn 2024 -2026 theo nội dung Công văn số 2932/BVPTƯ-DAPCL ngày 02/11/2022; Công văn số 3929/BVPTƯ- CTCLQG ngày 21/12/2023.

 Giải pháp về nguồn tài chính cho công tác phòng, chống bệnh Lao

Nguồn kinh phí phòng, chống Lao được cấp từ ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật ngân sách nhà nước, nguồn Quỹ bảo hiểm y tế, các nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước và các nguồn vốn hợp pháp khác (nguồn từ Chương trình chống lao Quốc gia, Quỹ toàn cầu, Quỹ Hỗ trợ người bệnh chiến thắng bệnh lao (PASTB), ...).

Giải pháp về nguồn nhân lực cho công tác phòng, chống bệnh Lao

- Ưu tiên tuyển dụng, đào tạo đãi ngộ cán bộ làm công tác phòng, chống Lao, bảo đảm đủ nhân lực, ổn định hoạt động chống Lao tại tuyến tỉnh, huyện, xã.

- Các cơ sở đào tạo y khoa tại tỉnh như Trường Đại học Y Dược Thái Bình, Trường Cao đẳng Y tế Thái Bình kết hợp hình thức đào tạo tập trung với đào tạo tại chức, đào tạo ngắn hạn và dài hạn; bồi dưỡng y khoa liên tục thông qua tập huấn, hội nghị, hội thảo, hướng dẫn trực tiếp.

- Thường xuyên đào tạo, nâng cao kiến thức, năng lực quản lý về chẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh Lao; các quy trình quản lý bệnh Lao kháng thuốc cho tuyến huyện, tuyến xã.

- Khuyến khích cán bộ y tế trong mạng lưới phòng, chống Lao các tuyến tham dự chương trình đào tạo, tham quan học tập kinh nghiệm phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương và các quy định hiện hành.

- Lồng ghép hoạt động phòng, chống bệnh Lao với hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, các bệnh phổi mạn tính và các hoạt động y tế dự phòng khác.

Giải pháp về kiểm tra, giám sát

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về dự phòng, sàng lọc, phát hiện, chẩn đoán, thu dung và điều trị bệnh Lao tại cộng đồng và các cơ sở điều trị.

- Đầy mạnh hoạt động và hoàn thiện việc theo dõi, báo cáo để lượng giá,

đánh giá và kiểm soát chất lượng dịch vụ phòng, chống bệnh Lao ở tất cả các cơ sở y tế bằng áp dụng công nghệ thông tin.

- Hoàn thiện các phần mềm quản lý Vitimes, e -TB manager và hệ thống báo cáo theo chuẩn Quốc tế.

- Nghiên cứu xây dựng kế hoạch nhằm nâng cao năng lực giám sát dịch tễ

bệnh Lao và đánh giá hiệu quả công tác phòng, chống bệnh Lao các tuyến thông qua các chương trình đào tạo, tham quan học tập, chia sẻ kinh nghiệm.


Tác giả: Bs Trần Hương
Tổng số điểm của bài viết là: 15 trong 3 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
CHUYÊN MỤC
LIÊN KẾT WEB