Tháng 02/2024, tỉnh Thái Bình có gần 2.000 ca bệnh truyền nhiễm
Tháng 02/2024, toàn tỉnh ghi nhận gần 2.000 ca bệnh truyền nhiễm. Trong đó, có 16 trường hợp nhiễm COVID-19 mới; 1.938 trường hợp Hội chứng Cúm; 17 ca Tay - chân - miệng; 20 ca Sốt xuất huyết (05 ca nội sinh), không ghi nhận sự xâm nhập, phát sinh của các dịch bệnh mới nổi, tái nổi nguy hiểm.
Để chủ động phòng, chống dịch bệnh, Ngành Y tế chỉ đạo các đơn vị y tế tiếp tục triển khai các hoạt động tuyên truyền, giám sát, phòng chống dịch bệnh theo hướng dẫn của Bộ Y tế, UBND tỉnh, Sở Y tế. Đồng thời, triển khai Kế hoạch về Phòng, chống bệnh dịch truyền nhiễm của tỉnh năm 2024. Tiếp tục triển khai Kế hoạch của UBND tỉnh về việc kiểm soát, quản lý bền vững dịch bệnh COVID-19 giai đoạn 2023 – 2025 trên địa bàn tỉnh. Phối hợp với các cấp, ngành, Trung tâm Y tế huyện/thành phố thực hiện giám sát, hỗ trợ, đảm bảo công tác phòng chống dịch tại các khu vực tổ chức lễ hội, đền chùa, nơi tập trung đông người trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Thực hiện Chỉ thị 09/CT-UBND ngày 29/5/2023 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về Tăng cường phòng, chống bệnh Dại trên địa bàn tỉnh, tăng cường các hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức người dân và các biện pháp phòng chống bệnh Dại, tổ chức tiêm phòng, điều trị dự phòng bệnh Dại. Tuyên truyền Ngày Thế giới phòng, chống lao 24/3. Duy trì công tác giám sát các bệnh truyền nhiễm tại các bệnh viện và tại cộng đồng, chú trọng các bệnh: COVID-19, Sốt xuất huyết, Tay chân miệng, Adeno vi rút, các ca bệnh viêm đường hô hấp, viêm phổi nặng chưa rõ nguyên nhân,…Phối hợp với cơ quan thú y giám sát các bệnh truyền nhiễm lây truyền từ động vật sang người, đặc biệt là: Dại, Liên cầu lợn, Cúm gia cầm...Duy trì, phát huy hiệu quả Chương trình tiêm chủng mở rộng. Tiếp nhận và triển khai dự án do GAVI hỗ trợ đưa vắc xin phòng Rota virus vào chương trình mở rộng./.