Viêm màng não mô cầu: Nguy cơ, triệu chứng và cách phòng tránh
Viêm màng não mô cầu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính qua đường hô hấp, do vi khuẩn não mô cầu gây ra. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xếp bệnh viêm màng não vào danh sách các bệnh nguy hiểm hàng đầu, với mỗi năm trên thế giới ghi nhận hơn 2,5 triệu ca nhiễm và khoảng 240.000 ca tử vong. Trong đó, viêm màng não do não mô cầu là loại bệnh truyền nhiễm cấp tính đầy nguy hiểm, không chỉ gây ra biến chứng nghiêm trọng mà còn đe dọa trực tiếp đến tính mạng với tốc độ nhanh chóng.
Viêm màng não mô cầu xuất hiện quanh năm, tuy nhiên có thể thành dịch vào mùa thu, mùa đông và mùa xuân. Lứa tuổi nào cũng có nguy cơ mắc bệnh nhưng ba nhóm có tỷ lệ nhiễm cao hơn là trẻ dưới 5 tuổi, thanh thiếu niên, người bị suy giảm miễn dịch. Tỷ lệ người khỏe mạnh mang vi khuẩn cao trong cộng đồng nhưng không biểu hiện triệu chứng hoặc chỉ viêm mũi họng thông thường khiến dịch bệnh rất khó kiểm soát.
Não mô cầu được chia thành 4 nhóm chính là A, B, C, và D. Trong đó, não mô cầu nhóm A thường gặp nhất ở nước ta. Ngoài ra người ta còn bổ sung thêm những nhóm huyết thanh gây bệnh của vi khuẩn não mô cầu như: W-135, X, Y và Z. Những vi khuẩn thuộc nhóm huyết thanh này có thể có ít độc lực nhưng vẫn gây bệnh nặng. Bệnh hoàn toàn có thể điều trị được, nếu phát hiện kịp thời, điều trị tích cực, đúng phác đồ thì tỷ lệ khỏi bệnh đạt 85 - 95%.
Các triệu chứng của bệnh viêm màng não mô cầu xuất hiện đột ngột, bao gồm: Sốt cao; đau đầu dữ dội; buồn nôn, nôn; cổ cứng; có thể lơ mơ hoặc hôn mê. Xuất hiện ban điển hình: Xảy ra 1-2 ngày sau sốt, lúc đầu dạng chấm sau đó lan nhanh như hình bản đồ hay dạng bọng nước, ban có màu đỏ thẫm hoặc tím thẩm, bờ không đều, bề mặt phẳng đôi khi có hoại từ ở trung tâm, thường xuất hiện ở vùng hông và hai chi dưới.
Theo Cục Phòng bệnh, bệnh do não mô cầu thường xảy ra ở nơi tập trung đông người như nhà trẻ, trường học, ký túc xá, doanh trại…Não mô cầu lây lan qua đường hô hấp thông qua các giọt nước bọt nhỏ hoặc dịch tiết mũi họng khi nói chuyện, tiếp xúc gần. Bên cạnh đó, việc thường xuyên du lịch, di chuyển, công tác ở nhiều vùng miền khác nhau làm tăng nguy cơ tiếp xúc với các chủng vi khuẩn não mô cầu khác nhau. Cường độ vận động cao, áp lực công việc hoặc chế độ dinh dưỡng không đầy đủ cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công. Đặc biệt, hút hoặc hít khói thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn não mô cầu. Nguyên nhân chính là khói thuốc lá gây suy yếu chức năng bảo vệ của tế bào biểu mô ở đường hô hấp, làm tổn thương niêm mạc và tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể.
Việc không tiêm chủng đầy đủ là cũng một trong những nguyên nhân quan trọng khiến người trẻ dễ mắc viêm màng não do não mô cầu. Việc chủ quan bỏ qua các mũi tiêm vắc xin cần thiết, đặc biệt là các mũi nhắc khi đến độ tuổi quy định gây ra hệ quả là tạo ra “khoảng trống miễn dịch”, làm tăng nguy cơ mắc bệnh và khả năng gặp phải những biến chứng nghiêm trọng.
Theo hướng dẫn của Cục Phòng bệnh - Bộ Y tế, để phòng bệnh viêm màng não mô cầu ở người lớn và trẻ em, mọi người cần thực hiện:
- Giữ vệ sinh nơi ở, giữ vệ sinh môi trường; nhà trẻ, lớp học phải thông thoáng, sạch sẽ, đủ ánh sáng.
- Địa điểm ổ dịch cũ phải giám sát, phát hiện ngay các trường hợp sốt, viêm hầu họng để theo dõi.
- Những người tiếp xúc gần với bệnh nhân trong thời gian từ 7 ngày trước ngày khởi phát cho đến 24 giờ sau khi bệnh nhân được dùng kháng sinh đặc hiệu, cần được theo dõi sức khỏe trong vòng 10 ngày kể từ khi tiếp xúc lần cuối.
- Sử dụng thuốc điều trị dự phòng càng sớm càng tốt, tốt nhất trong vòng 24h sau khi có chẩn đoán xác định ca bệnh cho những người tiếp xúc gần với ca bệnh.
- Tiêm chủng là cách hiệu quả nhất để phòng ngừa bệnh viêm màng não do não mô cầu.
xuất hiện quanh năm, tuy nhiên có thể thành dịch vào mùa thu, mùa đông và mùa xuân. Lứa tuổi nào cũng có nguy cơ mắc bệnh nhưng ba nhóm có tỷ lệ nhiễm cao hơn là trẻ dưới 5 tuổi, thanh thiếu niên, người bị suy giảm miễn dịch. Tỷ lệ người khỏe mạnh mang vi khuẩn cao trong cộng đồng nhưng không biểu hiện triệu chứng hoặc chỉ viêm mũi họng thông thường khiến dịch bệnh rất khó kiểm soát.
Não mô cầu được chia thành 4 nhóm chính là A, B, C, và D. Trong đó, não mô cầu nhóm A thường gặp nhất ở nước ta. Ngoài ra người ta còn bổ sung thêm những nhóm huyết thanh gây bệnh của vi khuẩn não mô cầu như: W-135, X, Y và Z. Những vi khuẩn thuộc nhóm huyết thanh này có thể có ít độc lực nhưng vẫn gây bệnh nặng. Bệnh hoàn toàn có thể điều trị được, nếu phát hiện kịp thời, điều trị tích cực, đúng phác đồ thì tỷ lệ khỏi bệnh đạt 85 - 95%.
Các triệu chứng của bệnh viêm màng não mô cầu xuất hiện đột ngột, bao gồm: Sốt cao; đau đầu dữ dội; buồn nôn, nôn; cổ cứng; có thể lơ mơ hoặc hôn mê. Xuất hiện ban điển hình: Xảy ra 1-2 ngày sau sốt, lúc đầu dạng chấm sau đó lan nhanh như hình bản đồ hay dạng bọng nước, ban có màu đỏ thẫm hoặc tím thẩm, bờ không đều, bề mặt phẳng đôi khi có hoại từ ở trung tâm, thường xuất hiện ở vùng hông và hai chi dưới.
Theo Cục Phòng bệnh, bệnh do não mô cầu thường xảy ra ở nơi tập trung đông người như nhà trẻ, trường học, ký túc xá, doanh trại…Não mô cầu lây lan qua đường hô hấp thông qua các giọt nước bọt nhỏ hoặc dịch tiết mũi họng khi nói chuyện, tiếp xúc gần. Bên cạnh đó, việc thường xuyên du lịch, di chuyển, công tác ở nhiều vùng miền khác nhau làm tăng nguy cơ tiếp xúc với các chủng vi khuẩn não mô cầu khác nhau. Cường độ vận động cao, áp lực công việc hoặc chế độ dinh dưỡng không đầy đủ cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công. Đặc biệt, hút hoặc hít khói thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn não mô cầu. Nguyên nhân chính là khói thuốc lá gây suy yếu chức năng bảo vệ của tế bào biểu mô ở đường hô hấp, làm tổn thương niêm mạc và tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể.
Việc không tiêm chủng đầy đủ là cũng một trong những nguyên nhân quan trọng khiến người trẻ dễ mắc viêm màng não do não mô cầu. Việc chủ quan bỏ qua các mũi tiêm vắc xin cần thiết, đặc biệt là các mũi nhắc khi đến độ tuổi quy định gây ra hệ quả là tạo ra “khoảng trống miễn dịch”, làm tăng nguy cơ mắc bệnh và khả năng gặp phải những biến chứng nghiêm trọng.
Theo hướng dẫn của Cục Phòng bệnh - Bộ Y tế, để phòng bệnh viêm màng não mô cầu ở người lớn và trẻ em, mọi người cần thực hiện:
- Giữ vệ sinh nơi ở, giữ vệ sinh môi trường; nhà trẻ, lớp học phải thông thoáng, sạch sẽ, đủ ánh sáng.
- Địa điểm ổ dịch cũ phải giám sát, phát hiện ngay các trường hợp sốt, viêm hầu họng để theo dõi.
- Những người tiếp xúc gần với bệnh nhân trong thời gian từ 7 ngày trước ngày khởi phát cho đến 24 giờ sau khi bệnh nhân được dùng kháng sinh đặc hiệu, cần được theo dõi sức khỏe trong vòng 10 ngày kể từ khi tiếp xúc lần cuối.
- Sử dụng thuốc điều trị dự phòng càng sớm càng tốt, tốt nhất trong vòng 24h sau khi có chẩn đoán xác định ca bệnh cho những người tiếp xúc gần với ca bệnh.
- Tiêm chủng là cách hiệu quả nhất để phòng ngừa bệnh viêm màng não do não mô cầu.