Giang mai và thai kỳ
Sự lây truyền bệnh giang mai từ mẹ sang thai nhi không xảy ra trong 03 tháng đầu của thời kỳ thai nghén mà xảy ra từ tháng thứ 4, thứ 5 trở đi (tuần thứ 16, 18, 19 của thai). Tuỳ theo mức độ nhiễm bệnh nhiều hay ít mà có những biểu hiện khác nhau.
Biểu hiện bệnh giang mai trong thời kỳ thai nghén
Trong thời kỳ thai nghén, bệnh giang mai có những đặc điểm: loét giang mai khu trú ở môi nhỏ thường có kích thước to hơn bình thuường, ngược lại các triệu chứng khác của bệnh giang mai thời kỳ 2 thường không rõ rệt nên rất khó chẩn đoán.
Nếu thai nhi bị nhiễm một cách ồ ạt thì sẩy thai ở tháng 5, 6 hoặc chết lưu. Nếu nhiễm nhẹ hơn thai nhi có thể đẻ đủ tháng nhưng chết lưu hoặc đẻ ra chết ngay.
Nếu nhiễm nhẹ hơn nữa thì đẻ ra có thể bình thường nhưng vài ngày sau hoặc trong vòng 6-8 tuần thấy xuất hiện thương tổn giang mai mang tính chất của thời kỳ 2 như bọng nước lòng bàn tay, chân, nứt mép quanh lỗ mũi, chảy nước mũi lẫn máu hoặc viêm xương sụn, đau các đầu chi. Hoặc trẻ đẻ ra gầy gò nhăn nheo như ông già, bụng to, gan lách to.
Đấy là dấu hiệu của giang mai bẩm sinh sớm, xuất hiện trong 02 năm đầu.
Các triệu chứng của giang mai có thể xuất hiện muộn hơn lúc 3-4 hoặc 5-6 tuổi. Đó là giang mai bẩm sinh muộn. Các triệu chứng giang mai bẩm sinh muộn thường mang tính chất của giang mai 3.
Có thể không có biểu hiện lâm sàng mà chẩn đoán phải dựa vào phản ứng huyết thanh (giang mai kín).
Người mẹ nên làm gì?
Giang mai bẩm sinh là một bệnh nguy hiểm và cần phải điều trị sớm, do vậy nếu có nguy cơ hoặc biểu hiện bị giang mai bẩm sinh thì bà mẹ và trẻ nhỏ cần phải đi khám ngay để kiểm tra và điều trị bệnh một cách chính xác, tránh để bệnh tình nặng mà có thể gây nguy hiểm cho trẻ.
KoTrong quá trình mang thai người mẹ tuyệt đối phải tuân theo sự chỉ định của bác sĩ, bởi bác sĩ sẽ không kê những đơn thuốc có thể gây hại cho trẻ. Ngoài ra, người mẹ cần kiêng quan hệ tình dục trong thời gian này để giúp cho bệnh tình nhanh chóng thuyên giảm hơn.