• :
  • :
CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỦA TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT TỈNH THÁI BÌNH
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Thái Bình: Tăng cường công tác truyền thông phòng, chống HIV/AIDS năm 2022

          Với mục tiêu Chiến lược kết thúc dịch bệnh AIDS vào năm 2030 trong đó cần  đạt: 80% thanh niên 15-24 tuổi có hiểu biết đầ đủ về HIV/AIDS và 80% người  dân 15-49 tuổi không kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV. Như vậy, sau hơn 30 năm phòng chống HIV/AIDS hiểu biết của người dân Việt Nam về HIV/AIDS vẫn còn nhiều hạn chế; vấn đề kỳ thị và phân biệt đối xử với  người nhiễm HIV/AIDS đã được cải thiện nhưng còn khá xa với mục tiêu đã đặt ra đến năm 2030. 

Hiện tại, Việt Nam có hơn 213.800 người nhiễm còn sống, lũy tích tử vong là 110.990 trường hợp. Năm 2021, cả nước phát hiện hơn 13.000 người nhiễm HIV và 1.855 người nhiễm HIV tử vong. Trước đây, ở Việt Nam, HIV chủ yếu  lây qua đường máu nhóm nghiện chích ma túy và lây qua đường tình dục nhóm phụ nữ mại dâm. Tuy nhiên, trong những năm  gần đây, lây truyền qua đường quan hệ tình dục nhóm nam  quan hệ tình dục đồng giới (MSM) đang có xu hướng tăng mạnh theo số liệu giám sát trọng điểm IV năm 2014 tỷ lệ nhiễm HIV trung  bình trong nhóm này là 6,7%, năm 2017 là 12,2% và  năm 2020 là 13, 3%. Nam  quan hệ tình dục đồng giới (M M) đang được cảnh báo là một trong những nhóm  nguy cơ chính của dịch HIV tại Việt Nam hiện nay. 

Truyền thông là một trong những biện pháp chủ yếu trong phòng, chống  HIV/AIDS. Truyền thông không chỉ làm thay đổi hành vi, nâng cao nhận thức của  người dân về nguy cơ sự lây truyền HIV và các biện pháp phòng tránh, làm giảm  sự kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS mà còn kết nối và thúc  đẩy các dịch vụ về dự phòng chăm sóc và điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS,  cũng như góp phần nâng cao trách nhiệm và sự quan tâm của các cấp, các ngành,  các tầng lớp xã hội vào công cuộc phòng, chống HIV/AIDS, từ đó đã góp phần  kiểm soát sự gia tăng dịch HIV/AIDS Việt Nam trong nhiều năm qua. Bên cạnh đó, theo kết quả Điều tra đánh giá mục tiêu trẻ em và phụ nữ Việt Nam (MICS) năm 2020-2021 cho thấy: Chỉ 43,2% phụ nữ 15-49 tuổi có hiểu biết toàn diện về dự phòng lây nhiễm  HIV. Tỷ lệ này thấp hơn phụ nữ 15-24 tuổi (39,8%). Nam giới có hiểu biết tốt  hơn về HIV so với nữ giới nhưng cũng chỉ có 54,1% nam giới 15-49 tuổi có hiểu  biết toàn diện về dự phòng lây nhiễm HIV. Tỷ lệ này thấp hơn nam giới 15-24  tuổi (48,7%). Có tới 36,1% phụ nữ 15-49 tuổi có thái độ phân biệt đối xử với người nhiễm  HIV. Tỷ lệ này nữ độ tuổi 15-24 là 36,6%. Nam giới có thái độ phân biệt đối xử cao hơn ở nữ giới đặc biết nam giới trẻ và ở mức 39,7%. Tỷ lệ người đã xét nghiệm HIV và biết kết quả xét nghiệm của mình trong 12 tháng qua cả nam và nữ rất thấp (nữ giới 5,5% và nam giới là 9,3%). Tỷ lệ này thậm chí còn thấp hơn phụ nữ và nam giới trẻ. 

Chỉ 10,2% phụ nữ trong lần mang thai gần nhất đã được đề nghị, chấp nhận  xét nghiệm và nhận được kết quả xét nghiệm IV và được cung cấp thông tin hoặc tư vấn về HIV sau xét nghiệm. Tỷ lệ này phụ nữ 15-24 tuổi thậm chí còn thấp hơn nhiều (7,7%) 

Nhằm tăng cường hoạt động truyền thông phòng chống HIV/AIDS  hướng đến mục tiêu kết thúc dịch AIDS tại Việt Nam vào năm 2030, ngày 22/3/2022 Cục phòng  chống HIV/AIDS – Bộ Y tế ban hành Công văn số 152/AIDS-DP Hướng dẫn thực hiện công tác  truyền thông phòng, chống  HIV/AIDS năm 2022 đề nghị Sở Y tế các thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các đơn vị  liên quan tăng cường triển khai công tác truyền thông phòng chống HIV/AIDS tại địa phương.

Với mục tiêu cụ thể như: huy động sự tham gia, ủng hộ của các cấp ủy Đảng chính quyền các cấp, các ngành tổ chức chính trị xã hội và toàn thể nhân dân cho công tác phòng,  chống HIV/AIDS thông qua hoạt động tuyên truyền phổ biến chủ trương của Đảng chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác phòng chống  HIV/AIDS. Nâng cao hiểu biết của người dân về HIV, giảm kỳ thị và phân biệt đối xử  với người nhiễm HIV và người có hành vi nguy cơ dễ bị lây nhiễm HIV. Tăng nhu cầu sử dụng các dịch vụ dự phòng, xét nghiệm điều trị và chăm sóc HIV/AIDS. 

Giải pháp chủ yếu là tăng cường truyền thông cả về bề rộng cũng như chiều sâu để phù hợp  với từng nhóm đối tượng. Đổi mới thông điệp và kênh truyền thông cho phù hợp với xu hướng  truyền thông hiện nay. Tập trung sử dụng truyền thông công nghệ kỹ thuật số. Triệt để lồng ghép các hoạt động truyền thông phòng chống HIV/AIDS với lĩnh vực sức khỏe và xã hội khác trong các sự kiện truyền thông, các hội  nghị, hội thảo, cuộc họp...Huy động và sử dụng nguồn kinh phí nhà nước trung ương địa phương nguồn tài trợ và xã hội hóa cho hoạt động truyền thông phòng, chống HIV/AIDS. 

Thông điệp sử dụng Bộ thông điệp cơ bản về HIV/AIDS và bộ thông điệp truyền thông cho MSM đã xây dựng năm 2018 và 2020. Các tỉnh, thành phố tham khảo các thông điệp và phổ biến cho các nhóm cộng đồng, phòng khám  sử dụng và xây dựng thông điệp truyền thông phù hợp với đặc trưng văn hóa của tỉnh.Thông điệp cần ngắn gọn, xúc tích, cập nhật xu thế của giới trẻ, cụ thể như: Sử dụng bao cao su mỗi lần quan hệ tình dục; Hãy  tiêm chích an toàn; Methadone – Hồi sinh cuộc đời bạn; PrEP. Một viên mỗi ngày, đánh bay HIV; Đảm bảo riêng tư, tự mình xét nghiệm; Điều trị HIV sớm, cho hạnh phúc bền lâu,...Hình thức truyền thông qua phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội, truyền thông trực tiếp, truyền thông nhân sự kiện...

Các địa phương, đơn vị y tế trong tỉnh căn cứ định hướng của công tác truyền thông phòng chống HIV/AIDS năm 2022 của Cục phòng, chống HIV/AIDS – Bộ Y tế để thực hiện hiệu quả các mục tiêu Chiến lược nhằm kết thúc dịch bệnh AIDS vào năm 2030./.


Tác giả: Thanh Tâm
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
CHUYÊN MỤC
LIÊN KẾT WEB