• :
  • :
Trung tâm kiểm soát bệnh tật Thái Bình: Chuyên nghiệp - Tận tâm - Vì cộng đồng
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tháo lồng ruột cấp cứu kịp thời cho bệnh nhi 10 tháng tuổi

          Bệnh viện Đa khoa huyện Kiến Xương mới tiếp nhận bệnh nhi 10 tháng tuổi có địa chỉ tại xã Bình Minh, nhập viện trong tình trạng đau bụng, quấy khóc kèm theo nôn nhiều.

          Khi thăm khám, thấy bụng trẻ chướng, sờ thấy khối lồng ruột không di động. Các bác sĩ chỉ định cho bệnh nhi thực hiện các cận lâm sàng cần thiết và được chẩn đoán bị lồng ruột cấp. Kíp phẫu thuật Bệnh viện đã nhanh chóng tiến hành tháo lồng ruột bằng hơi, bảo tồn ruột cho trẻ. Sau khi tháo lồng kiểm tra ruột lưu thông, nuôi dưỡng tốt, bệnh nhi đang được theo dõi tại khoa Ngoại của Bệnh viện

Lồng ruột là cấp cứu ngoại khoa thường gặp ở trẻ em, là tình trạng khi một đoạn ruột chui vào lòng của một đoạn ruột kế cận. Nếu trẻ được đưa đến viện sớm, bác sĩ chỉ cần tháo lồng bằng hơi là khối lồng ruột có thể được giải quyết. Tuy nhiên nếu trẻ đến muộn hoặc thủ thuật tháo lồng bằng hơi thất bại, tùy tình hình mà bác sĩ sẽ phải lựa chọn phương pháp phẫu thuật thích hợp.

 

Vì vậy, cha mẹ cần hết sức lưu ý khi nhận thấy các biểu hiện bất thường ở trẻ như:

Khóc thét từng cơn khoảng 5 – 10 phút tương ứng với nhu động ruột đang co bóp mạnh. Khi ruột hết co bóp thì bé hết đau, bớt khóc, bỏ bú.

          Nôn ói

Cầu ra máu thường xuất hiện sau 6 – 12 tiếng, máu lẫn nhầy, đỏ tươi (đến sớm) hoặc đỏ bầm (đến muộn).

Khi trẻ nằm yên, sờ tay vào dưới bụng phải hoặc trên rốn có thể cảm nhận một khối nổi lên, đó là khối ruột bị lồng.

 Biểu hiện da tái, môi khô, mạch nhanh, người lạnh, mắt trũng…

Nếu nhận thấy các biểu hiện trên cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời./.


Tác giả: Hoàng Thía
Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
CHUYÊN MỤC
LIÊN KẾT WEB