Các biện pháp phòng bệnh Cúm mùa
Thời điểm giao mùa là lúc bệnh Cúm cóxu hướng gia tăng nhanh chóng đặc biệt là những nơi tập trung đông người như trường học, bệnh viện….. Dù được coi là bệnh lành tính, Cúm mùa vẫn có thể nhiều biến chứng nguy hiểm, nhất làvới người già, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và người có bệnh nền.
Bệnh cúm mùa là gì?
Cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút Cúm gây ra. Bệnh có khả năng lây nhiễm cao từ người sang người, có khả năng gây thành đại dịch, gâybiến chứng hô hấp có thể tử vong.
Đường lây bệnh Cúm mùa
- Lây qua giọt bắn: Bệnh lây qua đường hô hấp do tiếp xúc với vi rút từ người bệnh thông qua dịch tiết khi hắt hơi, sổ mũi, nói chuyện, các giọt nhỏ chứa vi rútCúm sẽ phán tán ra không khívà lây sang người khác nếu hít phải.
- Lây qua tiếp xúc gián tiếp: Vi rútCúm có thể tồn tại trên bền mặt đồ vật (tay nắm cửa, điện thoại, tay vịn…trong một thời gian ngắn. Khi người khỏe mạnh chạm vào những bề mặt này rồi đưa tay lên mắt mũi hoặc miệng, vi rút có thể xâm nhập vào cơ thể.
- Lây truyền trong môi trường đông người: Những nơi như trường học, bệnh viện, phương tiện công cộng…là môi trường lý tưởng để vi rút Cúm lây lan nhanh chóng.
Dấu hiệu của bệnh Cúm mùa
- Sốt trên 38 độ, kéo dài 2-3 ngày,có thểkèm theo cảm giác rét run;
- Đau đầu, nhức cơ bắp, mệt mỏi toàn thân;
- Hắt hơi, chảy nước mắt, nước mũi;
- Ho (ho khan hoặc ho có đờm);
- Đau họng và sổ mũi: Chảy nước mũi, nghẹt mũi, hắt hơi, đau tai, ngứa và khô cổ họng.
- Tiêu hóa: Trẻ em có thể xuất hiện nôn, tiêu chảy.
- Khả năng vị giác và khứu giác có thể bị giảm. khan giọng, nói như nghẹt mũi.
- Trường hợp nặng: bệnh có thể diễn biến gây viêm phổi, suy hô hấp …và có thể dẫn đến tử vong.
Các biện phápphòng bệnh Cúm mùa
Hiện tại, chỉ có các phương pháp giúp giảm nhẹ các triệu chứng, giúp người bệnh thoải mái và dễ chịu hơn. Để phòng bệnh Cúmmùa ngoài việc duy trì vệ sinh cá nhân và đeo khẩu trang mỗi người dân cần thực hiện các biện pháp sau:
Tiêm vắc xinCúm mùa tại Trung tâm KSBT tỉnh Thái Bình
- Tiêm vắc xinCúm hàng năm: Đây là cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh cúm đặc biệt quan trọng với trẻ em, người cao tuổi và bệnh lý nền.
- Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, vứt bỏ khăn giấy đúng cách sau khi sử dụng. Thường xuyên rửa tay kỹ bằng xà phòng với nước sạch, tránh tối đa việc chùi tay lên mắt và mũi và miệng.
- Giữ ấm cơ thể, thực hiện dinh dưỡng hợp lý, thể dục thể thaođể tăng cường sức khỏe: Giữ ấm cơ thểkhi thời tiết lạnh hoặc thay đổi thời tiết, nhất là khi ra ngoài trời vào buổi tối hoặc sáng sớm. Ăn uống đủ chất dinh dưỡng với các nhóm dưỡng chất như: Tinh bột, chất đạm, chất béo, rau củ quả để bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất, hạn chế ăn những thức ăn lấy trực tiếp từ tủ lạnh như: kem, đá, nước lạnh...
- Tập thể dục thường xuyên giúp nâng cao hệ miễn dịch và giảm nguy cơ mắc bệnh.
- Giữ môi trường sống sạch sẽ: Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, đảm bảo không gian sống để hạn chế sự phát triển của virus.
- Hạn chế tiếp xúc với người bệnh: Nên tránh không gần người mắc Cúm mùa nhất là trong 3 ngày đầu vì lúc đó siêu virus dễ truyền nhiễm nhiều nhất.
- Khi có các triệu chứng như sốt cao3 ngày không thuyên giảm, khó thở, tức ngực, ... hoặc thấy bệnh tiến triển nặng lên, cầnđến ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám, tư vấn, chăm sóc và điều trị kịp thời.
- Địa chỉ tư vấn: Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thái Bình. ĐT:02273.837.118./.