• :
  • :
Trung tâm kiểm soát bệnh tật Thái Bình: Chuyên nghiệp - Tận tâm - Vì cộng đồng
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

PHÒNG BỆNH SỞI

Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus sởi (Polynosa Morbillorum) gây ra, phổ biến ở trẻ em, thường gặp ở trẻ dưới 3 tuổi, nhất là khi trẻ chưa được tiêm phòng mũi Sởi, người lớn chưa tiêm hoặc tiêm phòng không đầy đủ cũng có nguy cơ mắc, bệnh lây chủ yếu qua đường hô hấp. Hiện nay, tại các địa phương nước ta  xuất hiện và gia tăng số ca mắc sởi, từ đầu năm đến nay, tỉnh Thái Bình đã có 87 ca mắc sởi, tuy nhiên các ca bệnh đều được điều trị khỏi, không có tử vong. 

Biểu hiện của bệnh Sởi: Sốt, phát ban, sổ mũi (chảy nước mũi), ho, mắt đỏ (viêm kết mạc)…Bệnh Sởi có khả năng lây nhiễm rất cao và dễ gây thành dịch qua đường hô hấp do tiếp xúc trực tiếp với các chất tiết của mũi họng bệnh nhân. Trẻ chưa được tiêm phòng Sởi mà tiếp xúc với nguồn lây thì khả năng mắc bệnh là rất lớn.Tuy nhiên, đối với thể không điển hình, biểu hiện của bệnh có thể sốt nhẹ thoáng qua, viêm long nhẹ và phát ban ít, sức khỏe vẫn tốt do đó dễ bị bỏ qua, dẫn đến lây lan bệnh cho mọi người xung quanh mà không biết.Người bệnh cũng có thể sốt cao liên tục, phát ban không điển hình, phù nề tứ chi,đau mỏi toàn thân, thường có viêm phổi nặng kèm theo.

Bệnh sởi dễ nhầm lẫn với một số bệnh sau đây:

          - Bệnh sốt mò: Người bệnh có vết loét hoại tử do côn trùng đốt.
          - Ban dị ứng: Kèm theo ngứa, ban dị ứng sần trên mặt da.
          - Nhiễm Rubella: Phát ban không có trình tự, ít khi có viêm long.
          - Bệnh Kawasaki: Phát ban kèm đỏ mắt không có nung mủ; màng nhầy vùng miệng, môi và cổ họng bị kích thích; hạch bạch huyết vùng cổ sưng; sưng tấy, bong da bàn tay, bàn chân.
          -  Nhiễm Enterovirus: Phát ban không có trình tự, hay kèm rối loạn tiêu hoá.
      
   Biến chứng của bệnh Sởi: Bệnh Sởi có thể gây biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm não, viêm tai giữa, viêm loét giác mạc, tiêu chảy, thậm chí có thể gây tử vong.

Các biện pháp phòng bệnh Sởi:

* Tiêm vắc xin Sởi là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất phòng bệnh sởi: Trẻ em cần tiêm đủ ít nhất 2 liều vắc xin Sởi:

- Tiêm mũi 1 khi trẻ 9-11tháng tuổi.

- Tiêm mũi 2 khi trẻ 18 tháng tuổi.

- Tiêm vét cho tất cả các trẻ em từ 9 tháng tuổi đến 2 tuổi chưa được tiêm hoặc tiêm chưa đủ 2 mũi vắc xin Sởi.

* Với bệnh nhân đã mắc Sởi

- Tăng cường dinh dưỡng để phòng SDD, nên dùng thêm vitamin A để tránh loét giác mạc, mù mắt.

- Vệ sinh răng miệng, da, mắt.

- Điều trị triệu chứng: hạ nhiệt, giảm ho.

- Điều trị biến chứng: viêm phổi, viêm tai, viêm não, tiêu chảy,


Tác giả: BSCKII Lưu Thị Ánh Tuyết - PGĐ TT KSBT
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết