• :
  • :
Trung tâm kiểm soát bệnh tật Thái Bình: Chuyên nghiệp - Tận tâm - Vì cộng đồng
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Chủ động ngăn chặn các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh sởi

          Theo Cục phòng bệnh - Bộ Y tế, từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 70.000 trường hợp nghi sởi, trong đó có gần 8.000 trường hợp dương tính. Đáng lo ngại, đã có 08 trường hợp tử vong liên quan đến bệnh sởi được ghi nhận.

   Một số tỉnh, thành phố có số mắc xu hướng tăng cao như: Đà Nẵng, Gia Lai, Đồng Tháp, An Giang, Nghệ An, Cao Bằng, Đắk Lắk, Quảng Nam, Lâm Đồng, TP. Huế, TP. Hải Phòng, Hưng Yên.

Từ đầu năm đến nay, tỉnh Thái Bình có 164 trường hợp mắc sởi, riêng tháng 3 có 57 ca, tăng 26 ca so với tháng 2. Thành phố Thái Bình là nơi ghi nhận số ca sởi cao nhất với 44 ca  trong quí I, riêng tháng 3/2025, ghi nhận chùm ca bệnh sởi tại trường THCS Trần Phú, Phường Đề Thám với 08 ca mắc.

Một số yếu tố sau làm tăng nguy cơ mắc bệnh sởi như sau: 

1. Chưa tiêm vaccine phòng sởi 

- Trẻ em và người lớn chưa được tiêm phòng (vắc xin MMR – phòng sởi, quai bị, rubella) có nguy cơ cao nhất. 

- Trẻ dưới 09 tháng tuổi chưa đủ tuổi tiêm chủng, phụ thuộc vào miễn dịch từ mẹ khi trẻ bú mẹ (nếu mẹ đã tiêm phòng hoặc từng mắc sởi). 

2. Sống trong vùng dịch hoặc tiếp xúc với người bệnh 

- Môi trường đông đúc (trường học, khu dân cư chật hẹp) làm tăng tốc độ lây lan nếu có dịch bệnh sởi. 

- Tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết mũi họng của người mắc bệnh sởi qua ho, hắt hơi. 

3. Người có hệ miễn dịch yếu 

- Trẻ suy dinh dưỡng, người mắc bệnh mãn tính (HIV, ung thư) hoặc đang dùng thuốc ức chế miễn dịch. 

-  Phụ nữ mang thai dễ bị biến chứng nặng nếu mắc sởi. 

4. Điều kiện vệ sinh kém và thiếu hiểu biết về phòng bệnh 

-  Không rửa tay thường xuyên, dùng chung đồ cá nhân với người bệnh. 

- Quan niệm sai lầm như "sởi phải kiêng nước, kiêng gió" có thể gây nhiễm khuẩn da, mũi họng, bội nhiễm...làm bệnh trầm trọng hơn. 

5. Di chuyển đến hoặc đang sống ở vùng có dịch 

Những người du lịch hoặc sống ở vùng có tỷ lệ tiêm chủng thấp, nơi có dịch sởi bùng phát có thể bị lây nhiễm và mắc bệnh sởi. 

Bệnh sởi nếu được phát hiện sớm, điều trị đúng thì có thể khỏi hoàn toàn không để lại di chứng. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời có thể gây biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm não, viêm tai giữa, viêm loét miệng, viêm kết mạc, viêm loét giác mạc, tiêu chảy cấp, nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm trùng...s, thậm chí tử vong. Người dân, nhất là trẻ em khi nghi ngờ mắc sởi cần được đưa đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám, chẩn đoán, điều trị sớm, hạn chế biến chứng do bệnh gây ra.


Tác giả: BSCKII Lưu Thị Ánh Tuyết - PGĐ TT KSBT
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết