• :
  • :
Trung tâm kiểm soát bệnh tật Thái Bình: Chuyên nghiệp - Tận tâm - Vì cộng đồng
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Hướng dẫn xử lý môi trường sau bão lụt

  Sau bão lụt, thường xảy ra một số bệnh như đau mắt đỏ, bệnh ngoài da, bệnh đường tiêu hoá, một số bệnh dịch...do môi trường và nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm, nếu không có biện pháp xử lý tốt thì có thể bùng phát những vụ dịch lớn. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh hướng dẫn cách xử lý môi trường sau bão lụt như sau:

  1. Xử lý các giếng nước để ăn, uống và sinh hoạt

Đối với giếng khơi: Dù đã dùng nilông và nắp bịt miệng giếng, nước trong giếng vẫn bị ô nhiễm rất nặng vì nắp và nilông chỉ ngăn rác, cặn vào giếng chứ không ngăn được nước bẩn vào giếng. Quá trình xử lý nước tiến hành theo 3 bước: Thau rửa giếng nước -----> Làm trong nước giếng -----> Khử trùng giếng nước.

Đối với giếng khoan: Bơm hết nước đục, sau đó bơm liên tiếp 15 phút nữa bỏ nước đi sau đó mới sử dụng. Cần chú ý làm vệ sinh bơm, sàn giếng.

  1. Xử lý môi trường

 Nước rút đến đâu các gia đình làm vệ sinh nhà cửa và huy động cộng đồng làm vệ sinh môi truờng đến đó, vì nếu không làm kịp thời thì sẽ khó đẩy được phù sa ra khỏi nhà, sân và đường đi.

- Khi nước rút hết, môi trường ô nhiễm nặng nề, có mùi tanh thối do xác súc vật, côn trùng, cây cối thối rữa. Cần khơi thông cống rãnh, lấp vũng nước đọng, chôn lấp xác súc vật chết và tẩy uế.

- Dọn dẹp vệ sinh nhà cửa, phơi khô quần áo, không treo mắc quần áo ẩm ướt vào một chỗ dễ làm nơi trú ẩn cho muỗi.

- Làm vệ sinh và tu sửa nhà tiêu (nếu không hỏng nặng). Nếu nhà tiêu hỏng nặng, chọn nơi cao ráo xa nhà, xa giếng (20m) đào hố đi tạm rồi lấp đất, ngăn chặn côn trùng, súc vật tiếp xúc với phân, chờ một vài tuần sửa lại nhà tiêu.

3. Xử lý xác súc vật chết

    - Khảo sát, ước lượng xác súc vật chết cần xử lý.

    - Chọn vị trí chôn xác súc vật ở ngoài đồng cách xa nguồn nước ít nhất 50m. Đào hố chôn xác súc vật ở độ sâu ít nhất phải trên 0,8m, đổ 2-3kg vôi bột hoặc phun dung dịch hóa chất khử trùng, tẩy uế nồng độ cao rồi lấp đất, lèn chặt, rào kỹ lại tránh súc vật đào bới.

    - Khử trùng nơi có xác súc vật chết: Sau khi chuyển xác súc vật đi chôn phải phun thuốc khử trùng hoặc rải vôi bột nơi có xác súc vật chết. Nếu không có vôi, hoá chất khử trùng thì dùng rác khô đốt nơi súc vật chết. Hằng ngày phải kiểm tra nơi chôn xác súc vật xem có bị súc vật hoặc chuột bọ đào bới hay không. Nếu phát hiện có mùi hôi thối hoặc bị đào bới thì phải lấp lại ngay.


Tác giả: Bs Trần Hương
Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
CHUYÊN MỤC
LIÊN KẾT WEB