• :
  • :
Trung tâm kiểm soát bệnh tật Thái Bình: Chuyên nghiệp - Tận tâm - Vì cộng đồng
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Lẹo mắt ở trẻ em

Lẹo mắt là tình trạng viêm mi mắt cấp tính và rất phổ biến đối với trẻ em. Bệnh thường được gây ra bởi virus, nấm, ký sinh trùng hoặc tụ cầu khuẩn tại tuyến chân của lông mi. Ngoài ra, trẻ em cũng có thể bị lên lẹo ở mắt khi bị nhiễm trùng tuyến đầu trong mi mắt.

Khi các vi rus, vi khuẩn xâm nhập vào bờ mi và hoạt động sẽ khiến nhiễm khuẩn cục bộ, sưng đổ tại rìa bờ mi, đồng thời hình thành mụn lẹo. Các cục mụn lẹo này có kích thước không cố định, thường có màu đỏ và nhân vàng ở giữa.Lẹo mắt gây ra các cảm giác đau, khó chịu, khó khăn trong việc nhìn xung quanh, thậm chí có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ. Tình trạng viêm mi mắt thường kéo dài từ 1-2 tuần, có thể tự khỏi.

Lẹo mắt thường được chia ra 3 loại:

  • Đa lẹo: có nhiều đầu lẹo trên một mi, hai mi hoặc cả hai mắt.
  • Lẹo trong mi mắt: mọc bên trong mi mắt, thường do nhiễm trùng từ tuyến meibomian. Tuyến Meibomian có ở mi trên và mi dưới của mắt. Tuyến có chức năng tiết ra lớp mỡ để làm ẩm và trơn cho bề mặt mắt.
  • Lẹo ngoài mí mắt: lẹo mọc bên ngoài bờ mi do nhiễm trùng tuyến Zeis.

         Nguyên nhân gây lẹo mắt

- Lẹo mắt thường do vi khuẩn tụ cầu vàng gây nhiễm trùng nang lông mi. Mụn lẹo mắt ở mi ngoài thường do sự tắc nghẽn của tuyến bã nhờn (Zeis) hoặc tuyến mồ hôi (Moll). Tắc nghẽn xảy ra ở đường mi và có biểu hiện sưng đỏ, đau nhức rồi phát triển thành mụn mủ. Mụn lẹo mắt ở mí trong do sự tắc nghẽn của các tuyến meibomian và mụn mủ hình thành trên bề mặt trong của mí mắt. Lẹo có thể xuất hiện ở các mí trên và mí mắt dưới.

-  Tình trạng nhiễm trùng bờ mi gây lẹo mắt cao hơn nếu có những yếu tố sau:

     + Đeo kính áp tròng: trong lúc đeo và tháo kính nếu tay không vệ sinh sạch dễ lây nhiễm vi khuẩn từ tay gây nhiễm trùng mi mắt xuất hiện mụt lẹo.

     + Vệ sinh kém: vệ sinh kém là nguyên nhân bị lẹo mắt phổ biến. Thói quen dụi mắt dễ làm vi khuẩn tiếp xúc với mắt. Ít rửa mặt, vệ sinh mắt tạo cơ hội cho vi khuẩn gây bệnh lẹo mắt.

     +  Trang điểm mắt cũ hoặc bị bẩn: dụng cụ trang điểm mắt để lâu không được vệ sinh có thể dính bụi, vi khuẩn. Khi trang điểm là chất xúc tác để bụi và vi khuẩn tiếp xúc với mắt gây sưng, nhiễm khuẩn hình thành lẹo.

     +  Viêm bờ mi, viêm hoặc nhiễm trùng mí mắt: tình trạng viêm bờ mi cấp tính hoặc mạn tính. Viêm bờ mi có thể gây sưng, nổi mụn mủ dưới mí mắt.

      +  Bệnh hồng ban, viêm da tiết bã hoặc bệnh tiểu đường.

       Dấu hiệu khi trẻ bị lẹo mắt

       Khi trẻ bị lẹo ở mắt, bố mẹ có thể nhận thấy các dấu hiệu điển hình như sau:

       - Trẻ có cảm giác đau, ngứa rát và liên tục có hành động dụi hoặc dùng tay gãi tại vị trí xung quanh mi mắt.

- Xuất hiện 1 hoặc nhiều mụn lẹo màu đỏ ở xung quanh mi mắt. Bên trong mụn lẹo có thể có chứa mủ màu vàng hoặc chảy nước trắng.

- Có mụn lẹo đỏ và ngày càng sưng to.

 Cách phòng ngừa tình trạng lẹo mắt ở trẻ em

           Để ngăn ngừa tình trạng trẻ bị lẹo mắt, bố mẹ cần thực hiện các giải pháp sau:

  • Giữ vệ sinh cho vùng mắt và bờ mi của trẻ. Có thể cho bé kính râm khi phải di chuyển ngoài đường, đặc biệt là với các môi trường nhiều bụi bẩn.
  • Cho bé sử dụng riêng khăn mặt khi ở nhà hoặc trên lớp học.
  • Giữ vệ sinh cho môi trường sống của bé. Tốt nhất nên hạn chế tối đa việc bé phải tiếp xúc với các môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi.
  • Xây dựng thói quen rửa tay sạch sẽ bé như rửa tay trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh, vui chơi hay đi ra ngoài,...
  • Hạn chế việc để bé đưa tay dịu hoặc gãi mắt, đặc biệt là khi tay bé đang bẩn.

Chế độ ăn cho trẻ em bị lẹo mắt

Khi bị lẹo mắt, bố mẹ cũng cần quan tâm tới chế độ ăn uống của trẻ nhỏ với các vấn đề sau:

*Trẻ không nên ăn gì?

  • Các món ăn hoặc thực phẩm có tính chất cay nóng. Ví dụ như đồ chiên xào, hoa quả nhiệt đới (xoài, vải, nhãn, mận), thịt dê, hải sản,...
  • Nước ngọt hoặc đồ uống có gas.
  • Đồ đóng hộp, thực phẩm chế biến sẵn với hàm lượng natri cao như xúc xích, thịt hun khói,...

*Trẻ nên ăn gì?

  • Các loại thực phẩm giàu vitamin A như cà rốt, rau ngót, rau cải...
  • Các loại thực phẩm giàu vitamin C như: cam, quýt, bưởi, dâu tây,...
  • Thực phẩm giàu kẽm như; nấm, chuối, lựu, bơ.
  • Thực phẩm giàu vitamin E như: đu đủ, cà chua,...

Tác giả: Trần Tài
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
CHUYÊN MỤC
LIÊN KẾT WEB