• :
  • :
Trung tâm kiểm soát bệnh tật Thái Bình: Chuyên nghiệp - Tận tâm - Vì cộng đồng
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Phòng ngừa bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới

Suy tĩnh mạch chân (hay còn gọi suy giãn tĩnh mạch chi dưới) là hiện tượng suy giảm chức năng đưa máu về tim tại hệ thống tĩnh mạch chân khiến máu ứ đọng ở tĩnh mạch chân và tĩnh mạch giãn rộng. Khi người bệnh bị suy giãn tĩnh mạch, có thể nhìn thấy mạch máu ở chân nổi rõ lên bề mặt da, phình to ra (varicose veins).

Trường hợp nhẹ, chỉ gây mất thẩm mỹ và khiến người bệnh khó chịu, đau nhức khi chạm vào. Nếu bệnh tiến triển nặng, gây nên các biến chứng nghiêm trọng như phù chân, loét, người bệnh có thể bị hạn chế khi đi lại. Bệnh không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

 

Nghề nghiệp, thói quen:  Một số nghề nghiệp yêu cầu phải đứng hoặc ngồi yên một chỗ quá lâu như nghề giáo viên, nhân viên văn phòng…, người có thói quen ít vận động hoặc ngồi xổm dẫn đến làm gia tăng áp lực cho tĩnh mạch chân, hạn chế máu lưu thông gây giãn tĩnh mạch.

Cân nặng: Trọng lượng cơ thể con người đều do đôi chân nâng đỡ, người bị thừa cân hay béo phì thì sẽ gia tăng áp lực lên hệ thống tĩnh mạch chi dưới, làm máu dồn về chân, dễ gây ứ trệ.

Bệnh lý: Một số bệnh lý gây biến chứng tắc mạch, viêm mạch như nhiễm trùng, ung thư, hoặc các phẫu thuật, bó bột khiến người bệnh nằm bất động sau khi bị huyết khối tĩnh mạch chân cũng có khả năng dẫn đến giãn tĩnh mạch.

Chế độ ăn uống: Ăn thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, thiếu chất xơ, thiếu vitamin dễ gây xơ vữa động mạch, cản trở tuần hoàn máu, dẫn đến giãn tĩnh mạch.

Phụ nữ mang thai: Ở một số phụ nữ mang thai, khi thai nhi phát triển những tháng cuối trong bụng mẹ đè nặng lên đôi chân, làm ảnh hưởng hệ thống tuần hoàn ở chân gây giãn tĩnh mạch chân.

Cách phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch chi dưới

Mỗi người ở độ tuổi thanh niên, trung niên, nhất là phụ nữ hãy tuân thủ các biện pháp sau đây để giảm nguy cơ bị mắc suy giãn tĩnh mạch chi dưới:

Không ngồi hoặc đứng một chỗ quá lâu, không ngồi xổm lâu.

Thực hiện các động tác gấp duỗi chân nếu buộc phải đứng hoặc ngồi lâu.

Nên kê chân cao khi nằm ngủ, gia tăng khả năng tuần hoàn máu về tim.

Bổ sung thực phẩm nhiều vitamin C, thức ăn giàu chất xơ, uống đủ nước.

Duy trì cân nặng tiêu chuẩn, vừa phải, không để bản thân thừa cân hoặc béo phì.

Tăng cường tập luyện thể dục thể thao, có thể tập đi bộ hoặc chạy bộ khoảng 30 phút mỗi ngày.

Hạn chế mang giày cao gót, giày gót nhọn.

Không lạm dụng thuốc tránh thai.

Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh./.


Tác giả: Đoàn Huê
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết